Đức cảnh báo tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine tới tăng trưởng kinh tế
Cuộc xung đột ở Ukraine đang có nguy cơ tạo ra những rủi ro mới đối với nền kinh tế Đức trong bối cảnh Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2021 vẫn ở dưới mức trước đại dịch COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của Cục Thống kê liên bang Đức (Destatis) sáng 25/2 cho biết, trong quý IV/2021, GDP của Đức giảm 0,3% so với quý III, thấp hơn mức giảm 0,7% dự báo trước đó.
Với số liệu mới của quý IV, GDP cả năm 2021 của Đức được điều chỉnh đạt mức tăng trưởng 2,9%, so với mức sụt giảm 4,6% trong năm 2020 - năm đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Trong quý IV/2021, chi tiêu của người tiêu dùng sụt giảm 1,8% do Đức giai đoạn này áp dụng nhiều quy định giãn cách phòng dịch đối các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và dịch vụ.
Trong khi đó, chi tiêu của chính phủ lại tăng 1% còn đầu tư cho xây dựng sụt giảm so với quý trước đó. Như vậy, với mức GDP được điều chỉnh trong quý IV, lần đầu tiên GDP của Đức sụt giảm kể từ quý đầu tiên năm 2021.
Các chuyên gia lo ngại làn sóng lây nhiễm Omicron hiện nay sẽ tiếp tục gây sức ép đối với nền kinh tế đầu tàu châu Âu trong quý I/2022, điều có thể dẫn tới suy thoái kỹ thuật khi sản lượng kinh tế sụt giảm trong hai quý liên tiếp.
Theo nhà kinh tế trưởng Alexander Krüger thuộc Ngân hàng tư nhân Hauck Aufhäuser Lampe, làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron và những khó khăn trong chuỗi cung ứng sẽ vẫn là những yếu tố gây bất lợi cho nền kinh tế ở thời điểm hiện nay.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Jens-Oliver Niklasch của Ngân hàng LBBW cũng nhận định lạm phát ở mức cao vẫn là lực hãm đối với tiêu dùng. Ông kỳ vọng vào sự phục hồi từ mùa Xuân khi đại dịch COVID-19 có chiều hướng lắng xuống.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có nguy cơ tác động tới tăng trưởng kinh tế Đức. Theo ông Sebastian Dullien, Giám đốc khoa học thuộc Viện Kinh tế Vĩ mô và Nghiên cứu kinh tế (IMK), rất khó đưa ra dự báo kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến đang leo thang hiện nay ở Đông Âu.
Ông đánh giá rằng các số liệu hiện tại không cho thấy nhiều triển vọng của nền kinh tế Đức trong những tháng tới. Theo ông, hành động quân sự của Nga ở Ukraine được coi là cú sốc lớn đối với nền kinh tế Đức, cả về cung và cầu.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là xung đột sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá năng lượng, cũng như lạm phát và tăng trưởng ở Đức. Chính phủ Đức trước đó kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức 3,6% trong năm nay và 2,3% vào năm 2023./.
- Từ khóa :
- kinh tế đức
- đức
- covid 19
- căng thẳng nga ukraine
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dòng khí đốt từ Đức đến Ba Lan qua đường ống Yamal tăng mạnh
16:46' - 25/02/2022
Yamal-Europe là đường ống thường vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu theo hướng Tây.
-
Kinh tế Thế giới
Đức dừng quá trình phê duyệt dự án Dòng chảy phương Bắc 2
20:07' - 22/02/2022
Đức quyết định dừng quá trình phê duyệt với dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) do trước đó Nga đã chính thức công nhận sự độc lập của hai khu vực Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Đức sang các nước ngoài EU vượt xa mức trước đại dịch
18:11' - 22/02/2022
Ngay từ đầu năm 2022, nền kinh tế Đức cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc khi kim ngạch xuất khẩu của nước này sang các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) tăng gần 20%, vượt xa mức trước đại dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45'
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...