Giá ngũ cốc sẽ tăng cao trong dài hạn nếu xung đột Nga-Ukraine kéo dài
Tạp chí Nature Food công bố kết quả nghiên cứu cho thấy xung đột Nga-Ukraine có thể khiến giá ngũ cốc trong dài hạn tăng 7% trong khi những nước khác tăng cường sản xuất ngũ cốc để bù đắp nguồn cung thiếu hụt lại làm gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhóm nhà khoa học tại Mỹ và Uruguay đã mô hình hóa tác động mà xung đột có thể gây ra đối với giá lúa mỳ và ngô trong 12 tháng tới, cũng như xem xét nhiều kịch bản khác nhau.
Theo đó, nghiên cứu phát hiện nếu kim ngạch xuất khẩu ngũ cốc của Nga giảm 50% và xuất khẩu của Ukraine cũng giảm đáng kể trong thời gian trên, giá ngô sẽ tăng 4,6% và giá lúa mỳ sẽ tăng 7,2%, dù giả định rằng các nhà xuất khẩu khác có thể bù đắp lượng thiếu hụt ngũ cốc của hai nước.
Nhóm nghiên cứu cho rằng giá ngũ cốc sẽ tiếp tục tăng chừng nào hoạt động xuất khẩu của Nga và Ukraine vẫn bị hạn chế.
Để bù đắp lượng ngũ cốc thiếu hụt, nghiên cứu cho rằng các nhà sản xuất ngũ cốc lớn khác trên thế giới cần tăng đáng kể diện tích trồng ngũ cốc.Theo mô hình dự báo, nếu Ukraine dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, Australia sẽ cần tăng 1%, Trung Quốc cần tăng 1,5%, Liên minh châu Âu (EU) tăng 1,9% và Ấn Độ cần tăng 1,2% diện tích trồng lúa mỳ.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng việc thay đổi mục đích sử dụng đất này sẽ gây ra lượng khí thải tương đương với hơn 1 tỷ tấn CO2 vào bầu khí quyển.
Ông Jerome Dumortier, tác giả nghiên cứu tại Trường Các vấn đề công và môi trường thuộc Đại học Indianapolis, Mỹ, nhấn mạnh việc mở rộng diện tích trồng trọt kéo theo tăng phát thải khí carbon.Trong khi đó, hạn hán xảy ra tại Nam Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, cùng với nhiều nước áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu. Hiện chưa rõ liệu các nhà sản xuất ngũ cốc khác có thể đáp ứng nhu cầu của toàn cầu hay không.
Trong bối cảnh này, ông Dumortier cho rằng giá ngũ cốc có thể tăng, thậm chí cao hơn so với mức dự báo của nghiên cứu.
Trước xung đột, Nga và Ukraine là hai nước xuất khẩu lúa mỳ lớn trên thế giới, chiếm khoảng 28% nguồn cung lúa mỳ toàn cầu. Xung đột xảy ra từ cuối tháng 2/2022 khiến mùa màng tổn thất, cảng biển bị phong tỏa, các lệnh trừng phạt được áp đặt khiến giá ngũ cốc tăng trong ngắn hạn và làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực.Số liệu của tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy giá thực phẩm hiện tăng cao hơn 10% so với giá cách đây một năm.
Tháng 7/2022, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo xung đột Nga-Ukraine cùng với tác động kéo dài do COVID-19 gây ra đối với thương mại sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu chưa từng có.Dù Nga và Ukraine đã ký các thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ bảo trợ hồi tháng 7/2022 nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn lo ngại xung đột có thể khiến giá thực phẩm tăng trong nhiều năm tới./.
- Từ khóa :
- giá ngũ cốc
- xung đột nga ukraine
- nga
- ukraine
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá ngũ cốc được dự báo tăng cao trong dài hạn
15:23' - 21/09/2022
Xung đột Nga-Ukraine có thể khiến giá ngũ cốc trong dài hạn tăng 7% trong khi các nước tăng cường sản xuất ngũ cốc để bù đắp nguồn cung thiếu hụt lại làm gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine tăng mạnh
10:13' - 12/09/2022
Trung tâm điều phối chung (JCC) có trụ sở tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 11/9 đã cho phép 4 tàu hàng khác chở tổng cộng 64.657 tấn lương thực rời các cảng biển ở Ukraine.
-
Thị trường
Ukraine thông báo về kế hoạch xuất khẩu ngũ cốc
17:35' - 08/09/2022
Khoảng 280.000 tấn nông sản sẽ được xuất khẩu trong thời gian tới từ các cảng của Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá hành tím Sóc Trăng giảm mạnh
18:48' - 19/02/2025
Thông tin từ Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết, niên vụ hành tím 2024-2025, nông dân thị xã Vĩnh Châu xuống giống hơn 5000 ha hành tím, hiện đã thu hoạch trên 2.604 ha với sản lượng 25.868 tấn.
-
Hàng hoá
Sôcôla sẽ đắt đỏ hơn do giá ca cao leo thang
17:58' - 19/02/2025
Các giám đốc điều hành (CEO) của hai công ty thực phẩm Hershey Co. và Mondelez International Inc. cho biết giá sôcôla có thể tiếp tục tăng giữa bối cảnh giá ca cao duy trì ở mức cao.
-
Hàng hoá
Đa dạng thị trường để giảm rủi ro xuất khẩu
17:57' - 19/02/2025
Việc đa dạng thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các biến động khó lường, nặng chính sách bảo hộ và xung đột thương mại leo thang hiện nay.
-
Hàng hoá
Mận Úc chính thức ra mắt thị trường Việt Nam
17:53' - 19/02/2025
Sự tăng trưởng nhanh chóng về hợp tác thương mại giữa Australia sang Việt Nam đã và đang được doanh nghiệp 2 nước nỗ lực thúc đẩy thông qua việc sản phẩm mận Úc được tiếp cận thị trường Việt
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo: Động lực phát triển thị trường mới
16:26' - 19/02/2025
Chỉ trong vòng hơn hai tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, cũng như của các quốc gia xuất khẩu lớn trong khu vực, đã có sự đảo chiều mạnh và giảm sâu.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ do lo ngại gián đoạn nguồn cung
16:21' - 19/02/2025
Có một số suy đoán OPEC+ có thể quyết định trì hoãn kế hoạch tăng nguồn cung vào tháng 4/2025.
-
Hàng hoá
Philippines cân nhắc cấm xuất khẩu niken
15:54' - 19/02/2025
Chính phủ Philippines đang cân nhắc khả năng cấm xuất khẩu quặng niken thô để thúc đẩy ngành chế biến trong nước.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tăng 0,6 - 2,2% trong kỳ điều hành ngày mai 20/2
09:45' - 19/02/2025
Tại kỳ điều hành ngày 20/2, giá xăng được dự báo có thể tăng 0,6 - 2,2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng do gián đoạn nguồn cung tại Nga và Mỹ
08:08' - 19/02/2025
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 18/2 do nguồn cung bị gián đoạn tại Nga và Mỹ. Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.