Giá thành sản xuất tăng, EVN vẫn có lãi
Bộ Công Thương vừa đưa ra công bố về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, Tập đoàn này vẫn có lãi hơn 500 tỷ đồng từ bán điện, dù giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 tăng khoảng 7%.
Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 gần 387.830 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 là 1.848,85 đồng/kWh, tăng 7,03% so với năm 2018. Các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, cho thuê nhà khu nhà ở, nhà quản lý vận hành của các dự án nguồn điện của EVN đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên. Tổng chi phí khâu phát điện gần 309.870 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.477,19 đồng/kWh. So với năm 2018, chi phí khâu phát điện năm 2019 tăng do một số yếu tố như: sản lượng thuỷ điện năm 2019 thấp hơn năm 2018, sản lượng điện huy động từ các nguồn điện khác như nhiệt điện than, khí và đặc biệt là dầu, năng lượng tái tạo (mặt trời) cao hơn so với 2018. Trong khi đó, giá than trong nước năm 2019 được điều chỉnh tăng 2 lần. Điều này đã tác động đến chi phí mua điện hầu hết các nhà máy nhiệt điện than của các Tổng Công ty phát điện 1,2, 3. Giá dầu Mazut (FO) bình quân năm 2019 tăng 0,9% so với năm 2018, đã ảnh hưởng đến chi phí khi huy động các nhà máy nhiệt điện chạy dầu (Thủ Đức, Cần Thơ và Ô Môn). Ngoài ra, tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2019 tăng khoảng 0,97% so với năm 2018. Tỷ giá tăng làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn điện có giá mua điện theo hợp đồng bằng USD hoặc giá mua nhiên liệu bằng USD như nhà máy thủy điện Cần Đơn, các nhà máy nhiệt điện khí (cụm nhà máy điện Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Nhơn Trạch 1&2, Bà Rịa, Cà Mau 1&2), nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu (cụm nhà máy điện Formosa Đồng Nai, Formosa Hà Tĩnh, Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 4), nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và các nhà máy điện gió, mặt trời. Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, tổng chi phí khâu truyền tải điện gần 17.194 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 81,97 đồng/kWh. Tổng chi phí khâu truyền tải điện bao gồm khoản phân bổ số dư chênh lệch tỷ giá chưa được tính vào giá thành điện tại 31/12/2015 của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia với giá trị phân bổ năm 2019 là 112,08 tỷ đồng. Báo cáo cho biết, sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2019 là 209,77 tỷ kWh, tăng 9,05% so với năm 2018. Doanh thu bán điện năm 2019 là 388.355,63 tỷ đồng, tăng 16,63% so với năm 2018. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2019 là 1.851,36 đồng/kWh, tăng 6,95% so với năm 2018. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của EVN lãi 523,37 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là 0,35%. Các khoản chênh lệch tỷ giá đã hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 bao gồm: Chênh lệch tỷ giá (CLTG) thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của năm 2017 với số tiền khoảng 2.949,52 tỷ đồng; một phần khoản chênh lệch tỷ giá năm 2015 còn treo với số tiền khoảng 753,97 tỷ đồng. Các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 bao gồm: Khoản chênh lệch tỷ giá năm 2018 với số tiền khoảng 3.716,6 tỷ đồng. Theo quy định tại các hợp đồng mua bán điện, khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh của năm 2018 sẽ được thanh toán vào năm 2019, tuy nhiên, năm 2019 không tính toán khoản chênh lệch tỷ giá này vào phương án giá điện năm 2019 để thanh toán cho các đơn vị phát điện. Các khoản chưa hoạch toán tiếp theo là chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện phát sinh năm 2019 với số tiền khoảng 4.415,8 tỷ đồng; chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2015 còn treo với số tiền khoảng 1.117,12 tỷ đồng (sau khi EVN rà soát, chuẩn xác lại số liệu). Các khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện còn treo năm 2015 và 2018 sẽ được xem xét hạch toán vào năm 2020./.- Từ khóa :
- evn
- tập đoàn điện lực việt nam
- điện
- tỷ giá
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVN cắt giảm công suất điện huy động trong dịp Tết do phụ tải thấp
19:06' - 05/02/2021
Theo EVN, công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa trong kỷ nghỉ Tết Tân Sửu có thể xuống từ 13.000-15.000 MW trong khi tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống hiện ở mức khoảng 69.000 MW.
-
Doanh nghiệp
EVNNPT chuyển đổi số - Bài 2: Triển khai Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin
11:11' - 31/01/2021
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang tập trung triển khai các dự án ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin để đưa vào sử dụng trong thời gian tới.
-
Doanh nghiệp
EVNNPT chuyển đổi số - Bài 1: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho giai đoạn 2021-2022
11:04' - 31/01/2021
Năm 2021, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) chọn Chủ đề năm “Chuyển đổi số trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia” để đẩy mạnh lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Cần đảm bảo hài hòa quyền lợi người lao động khi thu bảo hiểm xã hội bằng cà phê
16:41'
Nhiều công nhân của Công ty Cà phê Ia Sao 1 và Công ty Cà phê 706 (thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam) phản ánh rằng, họ bị yêu cầu nộp bảo hiểm xã hội bằng cà phê.
-
Doanh nghiệp
Các "ông lớn" công nghệ Mỹ mất dần ánh hào quang
09:05'
Sức hấp dẫn của nhóm 7 "gã khổng lồ" công nghệ, gồm Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon, Tesla, Nvidia và Meta, đang có dấu hiệu "hạ nhiệt" khi giới đầu tư bắt đầu bán tháo và tìm kiếm cơ hội mới.
-
Doanh nghiệp
Shein đối mặt áp lực giảm định giá xuống còn 30 tỷ USD
20:55' - 17/02/2025
Theo nguồn tin thân cận, nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein đang chịu áp lực phải giảm mức định giá xuống còn khoảng 30 tỷ USD, so với mức định giá trước đó cao gấp ba lần.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất chủ động mở rộng thị trường
15:03' - 17/02/2025
Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp gỗ và nội thất đã chủ động đổi mới sản xuất và tích cực tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng.
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt hơn 100 tỷ USD năm 2030
08:44' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, đạt hơn 100 tỷ USD vào năm 2030.
-
Doanh nghiệp
Apple lên kế hoạch bổ sung Apple Intelligence vào kính thực tế ảo Vision Pro
14:35' - 16/02/2025
Apple đang khẩn trương tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các thiết bị của mình để chiếm ưu thế trước các đối thủ.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị mua lại ChatGPT của tỷ phú Elon Musk
09:39' - 16/02/2025
OpenAI- công ty phát triển chatbot AI ChatGPT cho biết, Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ tỷ phú Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
Nỗ lực cho hành trình xanh hóa hàng không
09:36' - 15/02/2025
Nhằm giải quyết bài toán giảm phát thải khí, hiện các hãng hàng không đang tích cực chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics chuyển mạnh sang số hoá
09:04' - 15/02/2025
Doanh nghiệp ngành logistics đang đầu tư mạnh cho chuyển đổi số để giảm chi phí dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.