EVNNPT chuyển đổi số - Bài 1: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho giai đoạn 2021-2022
Năm 2021, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) chọn Chủ đề năm “Chuyển đổi số trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia”, với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động của Tổng công ty; Tích hợp công nghệ và mô hình quản trị phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực truyền tải điện như: Lưới điện thông minh, vệ sinh sứ online, định vị sự cố, giám sát trực tuyến thiết bị chính, flycam và phân tích hình ảnh bằng AI, quản lý thông tin bản đồ GIS, giám sát cảnh báo sét... để nâng cao khả năng truyền tải, độ tin cậy, ổn định hệ thống truyền tải điện và nâng cao năng suất lao động.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, trong năm 2021, Tổng công ty tập trung hoàn thành các đề án, dự án thành phần của Đề án Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại EVNNPT, Đề án lưới điện thông minh của EVNNPT và Chủ đề năm 2021.
Cùng với việc tiếp tục triển khai áp dụng các công nghệ và thiết bị mới, hiện đại trong quá trình quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành; Đẩy mạnh ứng dụng thiết bị bay không người lái, camera giám sát và ứng dụng AI vào công tác quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, giám sát vận hành đường dây và trạm biến áp (TBA) truyền tải, Tổng công ty còn tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi sang TBA không người trực theo kế hoạch được giao.
Đồng thời nghiên cứu và tăng cường ứng dụng các giải pháp giám sát và giám sát trực tuyến tình trạng vận hành của các thiết bị chính trên lưới điện thời gian thực, giám sát nhiệt động đường dây.
Tổng công ty cũng nghiên cứu và thực hiện các giải pháp giám sát thông tin về hành lang, các công trình trên lưới, trào lưu công suất theo khu vực địa lý, tình hình thời tiết tại các TBA và ở những khu vực có đường dây đi qua; Nghiên cứu, đánh giá chuyển đổi sang TBA số với lộ trình phù hợp.
Từng bước triển khai chương trình giám sát trực tuyến máy biến áp (MBA) tùy theo mức độ quan trọng cung cấp điện.
Bên cạnh đó, Tổng công ty còn tăng cường nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hệ thống điều khiển tích hợp TBA do EVNNPT làm chủ để triển khai tại các TBA của EVNNPT; Từng bước số hóa công tác quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật lĩnh vực trạm biến áp và đường dây.
Đáng chú ý, Tổng công ty đẩy mạnh các hoạt động, chương trình hợp tác quốc tế để tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến; Tăng cường sử dụng, khai thác tối đa các điều khoản về chuyển giao công nghệ, đào tạo trong các hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị, đảm bảo làm chủ công nghệ sau khi tiếp nhận và tự nâng cấp, mở rộng khi cần thiết, tránh lệ thuộc vào nhà cung cấp.
Ngoài ra EVNNPT còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng sự phát triển của Tổng công ty trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số.
Lãnh đạo EVNNPT cho biết, để thực hiện nhanh, hiệu quả việc chuyển đổi số trong toàn Tổng công ty theo nhiệm vụ Chủ đề năm 2021, tạo tiền đề và các điều kiện cần thiết chuẩn bị cho chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022, trong thời gian tới, Tổng công ty sẽ triển khai các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số.
Mục tiêu là đến năm 2021 phần lớn CBCNV EVNNPT nắm vững chủ trương, định hướng, nhiệm vụ về Lộ trình chuyển đối số EVNNPT; có nhận thức cơ bản về chuyển đổi số; có thói quen sẵn sàng cho chuyển đổi số; có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Tổng công ty đẩy mạnh số hóa hồ sơ, dữ liệu toàn diện trong EVNNPT. Mục tiêu là năm 2021 hoàn thành cơ bản số hóa hồ sơ quản trị, hồ sơ và dữ liệu các phần tử chính trên lưới điện truyền tải; đến năm 2022 hoàn thành số hóa hồ sơ dữ liệu toàn EVNNPT, dữ liệu có khả năng chia sẻ, liên kết và phân tích được, đáp ứng tính: đúng, đủ và được chuẩn hóa.
Song song với đó, Tổng công ty đẩy mạnh số hóa quy trình nghiệp vụ. Kết hợp giữa chuyển đổi quy trình nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ số vào quy trình nghiệp vụ.
Mục tiêu đến năm 2022 hoàn thành và đưa vào sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các quy trình nghiệp vụ của EVNNPT như đưa vào ứng dụng thử nghiệm phần mềm quản lý thí nghiệm và thử nghiệm phần mềm quản lý công tác kiểm tra đường dây, trạm biến áp.
Mặt khác, EVNNPT cũng đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến để thông minh hóa quy trình nghiệp vụ.
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và AI trong phân tích, dự báo, chuẩn đoán, trợ giúp quyết định.
Cụ thể như: Kiểm tra phát hiện khiếm khuyết đường dây: ứng dụng thử nghiệm phân tích hình ảnh từ thiết bị chụp ảnh, camera và thiết bị bay UAV bằng AI để nhận diện/phân loại được bất thường/bình thường trong kiểm tra đường dây; Giám sát tình trạng và tính toán chỉ số sức khỏe tài sản theo mục tiêu: năm 2021 thu thập, chuẩn hóa và bước đầu quản lý tập trung dữ liệu tại Kho dữ liệu dùng chung dựa trên mô hình CIM. Năm 2022 xây dựng ứng dụng tính toán chỉ số sức khỏe của tài sản.
Riêng lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản trị doanh nghiệp, trong giai đoạn 2021-2022, Tổng công ty yêu cầu các đơn vị giảm phần lớn lượng báo cáo giấy hiện nay đang phải thực hiện báo cáo EVNNPT; 100% dữ liệu tài sản hình thành trong quá trình đầu tư được cập nhật đầy đủ lên phần mềm Đầu tư xây dựng (IMIS); Báo cáo tiến độ đầu tư xây dựng các dự án theo thời gian thực.
100% dữ liệu giá trị tài sản cũng được cập nhật đầy đủ trên phần mềm ERP. Vật tư được số hóa, quản lý, theo dõi, cập nhật trên phần mềm và được quản lý bằng mã QR code.
Tổng công ty còn ứng dụng công nghệ nhận diện chuyển đổi giọng nói sang text để hỗ trợ xử lý công việc; 100% văn bản pháp luật được số hóa cho phép tìm kiếm theo nội dung; 100% Hồ sơ An toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy…được số hóa và quản lý tập trung.
100% hồ sơ và các thông tin liên quan đến người lao động được số hóa (trên phần mềm HRMS) cho phép tổng hợp, thông kê, báo cáo theo các yêu cầu thực tế.
100% hồ sơ bảo vệ đường dây, TBA, các phương án đảm bảo an ninh trật tự hệ thống điện được số hóa ở định dạng có thể tìm kiếm, bóc tách thông tin được.
Cùng với việc thí điểm ứng dụng nhận diện khuôn mặt trong việc hỗ trợ theo dõi ra/vào TBA/phòng điều khiển TBA/B0x theo ca/kíp công tác tại các Công ty truyền tải điện, năm 2022, Tổng công ty sẽ ứng dụng GIS trong đầu tư xây dựng nhằm hỗ trợ công tác thiết kế, quản lý tiến độ và tạo dữ liệu vị trí cho Quản lý vận hành sau khi dự án hoàn thành.
Đồng thời, triển khai việc xây dựng đề án mô hình thông tin công trình (BIM) cho các dự án lưới điện truyền tải 500kV, 220kV./.
Bài 2: Triển khai Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
5 năm, EVNNPT thực hiện khối lượng đầu tư gấp 1,26 lần
08:16' - 19/01/2021
Trong giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành đưa vào vận hành 232 công trình từ 220 – 500kV.
-
Doanh nghiệp
EVNNPT đẩy mạnh chuyển đổi số trong truyền tải điện
10:17' - 06/01/2021
Để tạo điều kiện cho chuyển đổi số, EVNNPT đã hiệu chỉnh quy trình nghiệp vụ để cho phép tin học hóa, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong truyền tải điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Khởi nghiệp với công nghệ số: Có "đất" thành công cho doanh nhân nữ?
17:49'
Trên lĩnh vực công nghệ số được coi là ưu thế của phái mạnh, nữ CEO của Lotus Quality Assurance Phùng Thanh Xuân đã thành công trong hành trình khởi nghiệp, đưa công ty vươn ra thị trường quốc tế.
-
Doanh nghiệp
2020 là năm bùng nổ sử dụng Internet ở Hàn Quốc
06:03'
Báo cáo của Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho thấy lượng thời gian trung bình mà người dân nước này dành để sử dụng Internet đã lên đến hơn 20 giờ/tuần trong năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: “Đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng tạo đột phá cho kinh tế số”
21:45' - 06/03/2021
Tại cuộc đối thoại, các đại biểu trong giới doanh nhân, trí thức Việt Nam đã cùng nhau góp ý kiến để xây dựng một Việt Nam hùng cường, một quốc gia phát triển vào năm 2045.
-
Doanh nghiệp
80% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19
20:19' - 06/03/2021
Theo kết quả khảo sát do VCCI và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện cuối năm 2020, có hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19 và hơn 72% doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu.
-
Doanh nghiệp
Chủ tịch Masan: Nâng cao năng lực cạnh tranh và định hướng tiêu dùng từ Chính phủ
19:50' - 06/03/2021
Ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và định hướng tiêu dùng từ Chính phủ sẽ tạo động lực cho phát triển.
-
Doanh nghiệp
Từ 1/3, Bamboo Airways nâng cấp nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi hành khách
15:55' - 06/03/2021
Với mong muốn mang đến cho hành khách những điều kiện thuận lợi nhất khi đặt dịch vụ bay, từ ngày 01/03, Bamboo Airways cập nhật chính sách bảo vệ quyền lợi hành khách với nhiều điểm mới đáng chú ý.
-
Doanh nghiệp
PVN nộp ngân sách 2 tháng đầu năm vượt 9%
10:21' - 06/03/2021
Các chỉ tiêu tài chính hợp nhất của PVN 2 tháng đầu năm đều vượt so với kế hoạch: doanh thu đạt 94.500 tỷ, vượt 1% kế hoạch 2 tháng; nộp ngân sách Nhà nước đạt 11.440 tỷ, vượt 9% kế hoạch 2 tháng.
-
Doanh nghiệp
Đức đền bù hơn 2,4 tỷ euro cho các nhà máy điện hạt nhân
08:16' - 06/03/2021
Chính phủ Đức đền bù tổng cộng hơn 2,4 tỷ euro (2,9 tỷ USD) cho các công ty năng lượng bị ảnh hưởng do việc đóng cửa các nhà máy năng lượng hạt nhân sau sự cố hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011.
-
Doanh nghiệp
Những điều cần biết về Kinh tế số
06:00' - 06/03/2021
Dịch bệnh COVID-19 chưa được kiểm soát được xem là một thời cơ để các nước trên thế giới thúc đẩy lĩnh vực Kinh tế số nhằm mục đích hội nhập hơn.