Giá trị nhập khẩu của Đức tăng lên mức kỷ lục trong nhiều năm
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) cho biết, do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine, trong quý đầu tiên của năm 2022, nền kinh tế Đức chỉ đạt tăng trưởng ở mức rất thấp, trong khi giá trị nhập khẩu đã tăng lên mức kỷ lục trong nhiều năm qua.
Số liệu sơ bộ của Destatis cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý I/2022 chỉ tăng 0,2% so với quý trước đó. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới kết quả này là cuộc xung đột Nga-Ukraine làm tiêu tan hy vọng phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong năm nay.
Hậu quả kinh tế của cuộc xung đột đang làm trầm trọng thêm các khó khăn của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, mà trước hết là giá năng lượng tăng mạnh và tắc nghẽn nguồn cung các nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian quan trọng.
Tuy nhiên, dự báo về quý tăng trưởng âm liên tiếp thứ hai đã không xảy ra. Trong quý cuối cùng của năm 2021, sản lượng kinh tế Đức đã giảm 0,3%.Nếu như tăng trưởng âm trong 2 quý liên tiếp, nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái được gọi là "suy thoái kỹ thuật". Điều này đã được loại trừ với mức tăng trưởng 0,2% trong quý I/2022.
Mới đây, Chính phủ Đức đã phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 xuống còn 2,2%, thay vì mức dự báo 3,6% đưa ra hồi tháng 1/2022. Thậm chí theo Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức, nếu nguồn cung cấp năng lượng từ Nga bị cắt đứt, nền kinh tế Đức thậm chí có thể rơi vào suy thoái. Mặt khác, chi phí năng lượng cao khiến giá trị nhập khẩu của Đức trong tháng Ba vừa qua đạt mức tăng cao nhất trong gần 48 năm. Theo số liệu của Destatis, so với cùng kỳ năm ngoái, giá nhập khẩu trong tháng 3/2022 đã tăng 31,2%.Destatis cho rằng dữ liệu hiện tại này đã phản ánh những tác động tiêu cực đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Lần gần đây nhất có mức tăng cao hơn được ghi nhận vào tháng 9/1974 - thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng giá dầu đầu tiên.
Số liệu của Destatis cho thấy, giá năng lượng nhập khẩu đã cao hơn khoảng 160% so với tháng 3/2021. Mức tăng này chủ yếu là do giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh ở mức 304,3%, cao gấp 4 lần so với năm trước.Các nhà thống kê cho biết "chưa bao giờ khí tự nhiên nhập khẩu tăng cao hơn, kể cả trong hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974 và 1979-1980".
Giá các sản phẩm dầu mỏ cũng tăng hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá điện tăng rất cao ở mức 440%, giá than cứng tăng hơn 300%.Nếu không tính giá năng lượng, giá trung bình các loại nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu khác trong tháng 3/2022 tăng hơn 16,1% so cùng kỳ năm 2021./.
- Từ khóa :
- kinh tế đức
- đức
- xung đột nga ukraine
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Đức: Không có dấu hiệu Nga ngừng xuất khẩu khí đốt
21:59' - 27/04/2022
Ngày 27/4, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thông báo hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ ngừng nguồn cung khí đốt cho Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Đức gần như độc lập với nguồn dầu nhập khẩu của Nga
07:25' - 27/04/2022
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 26/4 tuyên bố Đức đã gần như độc lập với nguồn dầu nhập khẩu của Nga.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đức vay nợ thêm để giảm thiểu tác động kinh tế từ cuộc xung đột Nga-Ukraine
08:28' - 26/04/2022
Đức sẽ phải gánh thêm khoản nợ 39,2 tỷ euro (42,1 tỷ USD) trong năm 2022 để chống lại những tác động kinh tế liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine.
-
Kinh tế & Xã hội
Đức dự kiến mua hàng chục trực thăng vận tải hạng nặng của Boeing
12:56' - 24/04/2022
Tờ Bild am Sonntag của Đức đưa tin nước này sẽ mua 60 trực thăng vận tải hạng nặng CH-47F Chinook của hãng Boeing, tổng trị giá 5 tỷ euro (khoảng 5,4 tỷ USD), nhằm nâng cấp hệ thống vận tải quân sự.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00'
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44'
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.