Giải đáp việc các dự án đường sắt đô thị đội vốn
Tuy nhiên đến thời điểm này, mẫu số chung của các dự án đường sắt đô thị vẫn là chậm tiến độ, đội vốn nhiều lần gây bức xúc dư luận.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải gửi tới các đại biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, cả 5 tuyến đường sắt đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội đều đội vốn, chậm tiến độ.
Cụ thể, có 3 dự án do Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư gồm Nhổn - Ga Hà Nội; Bến Thành - Suối Tiên, Bến Thành - Tham Lương; 2 dự án do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư gồm tuyến Cát Linh - Hà Đông và Yên Viên - Ngọc Hồi.
Điển hình dự án Cát Linh – Hà Đông, được khởi công cách đây 10 năm với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD (tương đương gần 8.770 tỷ đồng), sau đó được điều chỉnh lên hơn 868 triệu USD (tương đương hơn 18.000 tỷ đồng), dự kiến hoàn thành năm 2015. Mặc dù được khởi công từ sớm với tính chất thi công ít phức tạp, chủ yếu trên mặt đất, không có đoạn đi ngầm nhưng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã 8 lần sai hẹn về đích. Đến nay, dự án hoàn thành 99% khối lượng nhưng Bộ Giao thông Vận tải cũng chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể để đưa vào khai thác chính thức. Tuyến Bến Thành - Suối Tiên khởi công tháng 8/2012 (muộn hơn Cát Linh - Hà Đông 10 tháng), dự kiến năm 2017 khánh thành nhưng khối lượng thi công mới đạt 67%. Đây cũng là tuyến metro đội vốn "khủng" từ 17.400 tỷ đồng lên 47.000 tỷ đồng. Tuyến Bến Thành - Tham Lương tại Tp. Hồ Chí Minh cũng chung cảnh ngộ khi tổng vốn bị đội lên 47.891 tỷ đồng so với dự toán được phê duyệt ban đầu là 26.116 tỷ đồng.Đến nay, dự án mới hoàn thành gói CP1 (xây dựng tòa nhà văn phòng, khu depot) đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Các gói thầu còn lại đang lựa chọn nhà thầu. Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến Bộ Tài chính thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn điều chỉnh.
Tuyến khởi công sớm nhất là Nhổn - Ga Hà Nội (từ 10/10/2010, dự kiến năm 2018 hoàn thành) mới đạt tổng tiến độ chung dự án trên 55% và dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022. Đội vốn lớn nhất so với dự toán ban đầu phải kể đến tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi (từ 9.197 tỷ đồng lên 81.537 tỷ đồng). Dự án đến nay vẫn chưa thể khởi công.Tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ gói thầu cập nhật thiết kế kỹ thuật, dự toán... Bộ Giao thông Vận tải cũng đang chờ báo cáo tổng thể dự án với Quốc hội để thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, các dự án đường sắt đô thị đều là các dự án lớn với công nghệ phức tạp, lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, do đó chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm quản lý thực hiện của chủ đầu tư đối với các dự án lớn về lĩnh vực đường sắt đô thị rất mới và còn hạn chế. Phân tích về nguyên nhân đội vốn so với dự toán, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định là do chất lượng lập, thẩm định dự án đầu tư. Trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư và Tư vấn lập dự án khi tính toán tổng mức đầu tư không đúng với tình hình thực tế, phải liên tục điều chỉnh. Ngoài ra, do thay đổi quy mô xây dựng so với thiết kế cơ sở được duyệt trước đây dẫn đến tình trạng tăng tổng mức đầu tư. Chậm kéo dài giải phóng mặt bằng, vướng mắc di chuyển hạ tầng kỹ thuật ngầm, nổi, cây xanh... cũng là nguyên nhân dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài, ảnh hưởng đến yếu tố trượt giá các dự án. “Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khách quan như biến động lớn về giá đầu vào xây dựng, tỷ giá hối đoái thay đổi làm tăng tổng mức đầu tư của dự án; xử lý kỹ thuật, xử lý lún kéo dài, điều kiện địa chất phức tạp, thời tiết không thuận lợi cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án…”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chia sẻ.TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông cho rằng, trách nhiệm thuộc về các Ban quản lý dự án. Họ chính là người thay mặt chủ đầu tư thực hiện dự án ngay từ đầu nhưng lại viện lý do không đủ chuyên môn, kinh nghiệm dẫn đến dự án phải điều chỉnh thiết kế nhiều lần cũng như không dự báo tốt được những biến động của giá cả dẫn đến tăng mức đầu tư.
Cũng theo TS. Nguyễn Hữu Đức, một nguyên nhân khác dẫn đến các dự án đường sắt đô thị đội vốn là do việc chuẩn bị dự án chậm trễ, trung bình mất khoảng 3 năm, thậm chí nhiều dự án mất cả chục năm để chuẩn bị. Như vậy, sau 3 năm sẽ có nhiều biến động dẫn đến dự toán lập ban đầu không còn sát thực tế. Vì vậy, cần phải thay đổi phương thức triển khai dự án làm sao nhanh gọn nhất, tránh những biến động của thị trường. Trong khi chưa giải quyết được bài toán đội vốn, chậm tiến độ các dự án đường sắt đô thị thì Bộ Giao thông Vận tải cuối tháng 10 vừa qua đã thay mặt Chính phủ trình trước Quốc hội báo cáo về việc thực hiện chính sách phát triển đường sắt. Theo đó, tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, mỗi nơi sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị mới được xây dựng. Trước việc này, TS. Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho rằng, hiện tại không nên đầu tư rầm rộ các tuyến metro. Bởi vốn đầu tư metro rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước hạn hẹp, nợ công cao. Việt Nam cần đầu tư dần từng bước để làm chủ công nghệ, đúc kết các kinh nghiệm quản lý để xây dựng dự toán, thẩm định cho chính xác, đảm bảo không đội vốn. Các chuyên gia giao thông nhìn nhận, phát triển giao thông công cộng và đường sắt là xu thế tất yếu nhưng trong điều kiện hiện nay, Việt Nam trước mắt nên đầu tư xe buýt, mở đường, xây cầu vượt… để hạn chế ùn tắc. Đầu tư đường sắt đô thị phải có kế hoạch từng bước phù hợp với điều kiện kinh tế và kinh nghiệm xây dựng. Đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến độ các dự án và giảm việc tăng mức đầu tư tại các dự án đường sắt đô thị trong tương lai, TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông cho rằng, trong thời gian tới, việc quản lý các dự án đường sắt đô thị cần xây dựng chi tiết cụ thể để khi xảy ra vấn đề đội vốn, chất lượng kém, thời hạn hoàn thành không đúng tiến độ phải quy được trách nhiệm cá nhân, tập thể. Đối với những nhà thầu trong và ngoài nước có dự án chậm tiến độ, đội vốn thì cương quyết xếp vào danh sách những nhà thầu không cho tham gia các dự án tiếp theo của ngành giao thông. TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, khi xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh phải nhận thức rằng đây là một ngành mới, mặc dù thế giới có hàng trăm năm nhưng với Việt Nam là mới. Vì thế, về nhân sự, phải tìm kiếm được những người giỏi có kinh nghiệm, thậm chí phải có Tổng công trình sư cho các dự án đường sắt đô thị nói chung. Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, nhiều dự án tăng vốn so với ban đầu chưa hẳn là do năng lực lập dự án yếu mà có thể có nguyên nhân sâu xa là chủ động để tổng mức đầu tư thấp cho dễ được phê duyệt, sau đó sẽ tìm các lý do để tăng vốn, tăng tổng mức đầu tư.Việc biện hộ về đội vốn do vật giá tăng cao, không có mặt bằng, điều chỉnh kỹ thuật đều không thuyết phục vì tất cả những điều trên khi lập dự án đều đã tính vào tổng mức đầu tư, kể cả quỹ dự phòng.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, để đẩy nhanh tiến độ các dự án, khắc phục việc đội vốn, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện đồng thời các giải pháp; trong đó, có việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu, quản lý đất đai, môi trường... đảm bảo thống nhất, chặt chẽ, phù hợp với cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế. Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế, chuẩn bị dự án đầu tư. Đồng thời, thực hiện chặt chẽ khâu tuyển chọn các đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu để chuẩn bị dự án.Đặc biệt, Bộ phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, đảm bảo đáp ứng tiến độ thi công các dự án..../.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Giám sát lượng phát thải khí thải nhà kính trong lĩnh vực đường sắt đô thị
17:37' - 05/11/2019
Khi số lượng người tham gia giao thông chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân sang hệ thống đường sắt đô thị, không khí và chất lượng sống đô thị sẽ được cải thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Các dự án đường sắt đô thị hầu hết phải gia hạn và điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư
08:48' - 23/10/2019
Việc dành nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện vận tải đường sắt cũng như duy tu bảo dưỡng hàng năm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu.
-
Tin ảnh
Phân luồng giao thông phố Quốc Tử Giám phục vụ thi công ga ngầm đường sắt đô thị
21:06' - 06/10/2019
Phục vụ thi công ga ngầm S11, tuyến đường sắt đô thị Nhổn–ga Hà Nội, từ 5/10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phân luồng giao thông đoạn từ ngã ba phố Quốc Tử Giám - Văn Miếu về phía phố Ngô Sỹ Liên.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh Dự án đường sắt đô thị Hà Nội
07:00' - 28/09/2019
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc triển khai thực hiện Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni, Nhật Bản
21:16' - 14/07/2025
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp bàn mở rộng cao tốc: Cú hích hạ tầng vùng Tây Nam Bộ
20:38' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang đã làm việc với Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Xây dựng) về Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa Halal rộng mở cho hàng Việt
19:38' - 14/07/2025
Thị trường Halal toàn cầu hiện có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, với lượng người tiêu dùng hiện hơn 2 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai bổ sung 600.000 m3 đá phục vụ dự án sân bay Long Thành
17:34' - 14/07/2025
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp gặp khó với các quy định pháp luật kinh doanh hiện thời
17:04' - 14/07/2025
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ ngày 19/5 tới nay, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới
17:01' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao tại khu vực ô nhiễm
16:19' - 14/07/2025
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ gỡ vướng dự án, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
15:18' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu có buổi làm việc với các sở, ngành thành phố về thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Khẩn trương hành động cho vùng phát thải thấp
13:09' - 14/07/2025
Từ nay đến ngày 1/7/2026 không còn nhiều, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi phương tiện, đồng thời có các biện pháp tăng cường giao thông công cộng.