Giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam
Ngày 22/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tiếp Tham tán nông nghiệp các nước Hoa Kỳ, Brazil, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Argentina, Đan Mạch và Hà Lan về thúc đẩy thương mại nông sản.
Tại buổi làm việc, Tham tán nông nghiệp các nước có ý kiến về Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn làm chậm việc đăng ký doanh nghiệp các nước được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt sang Việt Nam; làm chậm việc thông quan hàng hóa vào Việt Nam... Các Tham tán quan ngại thông tư sẽ ảnh hưởng đến mở cửa thị trường với sản phẩm mới, hay một số sản phẩm đã được xuất khẩu sang Việt Nam nay bị gián đoạn…
Về việc đăng ký doanh nghiệp nước ngoài đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt sang Việt Nam, ông Chu Nguyên Thạch, Trưởng Phòng Kiểm dịch động vật, Cục Thú y cho biết, đối với các nước ngoài EU, thời gian xử lý hồ sơ trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Đối với các nước EU, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), thời gian xử lý hồ sơ là trong vòng 45 ngày. Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (tháng 8/2020), việc xét duyệt hồ sơ theo đúng cam kết tại Hiệp định EVFTA, do vậy tại các cuộc họp Ủy ban SPS (Các thành viên WTO nhóm họp thường xuyên đề thảo luận về các biện pháp kiểm dịch động thực vật), phía EU luôn bày tỏ hài lòng với việc Việt Nam công nhận Danh sách nhà máy xuất khẩu thịt của EU. Tuy nhiên, thời gian qua, việc kiểm dịch nhập khẩu các sản phẩm động vật vào Việt Nam gặp một số khó khăn, vướng mắc do không thống nhất tên hàng hóa. Để tháo gỡ vấn đề này, ông Chu Nguyên Thạch cho biết, Cục Thú y đã có văn bản gửi Đại sứ quán và Cơ quan có thẩm quyền của các nước đề nghị cập nhật Danh mục các sản phẩm động vật với tên gọi cụ thể nhằm bảo đảm thống nhất giữa: Danh sách các quốc gia, các doanh nghiệp xuất khẩu và sản phẩm động vật với tên gọi cụ thể cho từng loại sản phẩm; Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; Đơn của các doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu sản phẩm động vật; Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu của Việt Nam; mã số HS cho từng sản phẩm động vật theo quy định tại Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT và Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT.Đến nay, có 12/26 quốc gia đã gửi lại Danh mục với hàng nghìn sản phẩm động vật với tên gọi cụ thể. Danh sách rất dài và rất nhiều, do đó Cục Thú y đang tập trung rà soát, đối chiếu để cập nhật và công bố Danh mục này trên trang web của Cục Thú y.
Về kiểm dịch thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu, ông Chu Nguyên Thạch cho biết, 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy đến nay, việc triển khai Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT không làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. Thực hiện Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT, cơ quan kiểm dịch đã xét nghiệm chỉ tiêu Salmonella và E.coli đối với sản phẩm động vật nhập khẩu. Qua đó cho thấy, từ khi Thông tư 04 có hiệu lực (16/5/2024) đến nay, có 64 lô (với hơn 1.489 tấn) dương tính với Salmonella, trong tổng số 10.534 lô hàng xét nghiệm Salmonella, chiếm gần 0,61% số lô hàng. “Như vậy, nếu không xét nghiệm Salmonella, đã có một lượng lớn thịt động vật bị nhiễm Salmonella được nhập khẩu vào Việt Nam, nguy cơ rất cao gây ra dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam”, ông Chu Nguyên Thạch nêu ra. Trước ý kiến của các Tham tán về việc kiểm dịch khiến hàng hóa bị thông quan chậm, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y nêu rõ, trên 99% số lô hàng nhập khẩu âm tính và được thực hiện kiểm dịch nhập khẩu trong vòng 1-3 ngày. Chỉ có khoảng gần 1% số lô sản phẩm động vật dương tính, sẽ cần nuôi cấy phân lập để khẳng định và cần 7-8 ngày. Việc làm này cũng để tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp nếu chỉ căn cứ vào kết quả xét nghiệm. “Nếu các nước còn băn khăn về kết quả kiểm nghiệm của Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có thể để các nước xuất khẩu lấy mẫu và kiểm nghiệm lại. Mỗi năm, Việt Nam đã gửi hàng nghìn mẫu kiểm nghiệm cho Hoa Kỳ và đã chứng minh được năng lực xét nghiệm của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật rất lớn từ các nước như Hoa Kỳ, EU… nên năng lực cũng như quy định về kiểm dịch đều theo chuẩn quốc tế”, ông Nguyễn Văn Long cho hay. Trước ý kiến về việc Thông tư 04 “làm khó” ngay cả với các sản phẩm đã đủ điều kiện được phép xuất khẩu sang Việt Nam, ông Nguyễn Văn Long khẳng định, với sản phẩm đã được xuất khẩu sang Việt Nam hoàn toàn không có ảnh hưởng gì. Nếu có ảnh hưởng chỉ là việc cần cung cấp cụ thể thông tin sản phẩm. Vướng mắc hiện nay chủ yếu xảy ra đều là các sản phẩm phụ phẩm, sản phẩm chưa nằm trong thỏa thuận thú y cũng như mẫu HC (Giấy chứng nhận kiểm dịch) giữa Việt Nam với các nước. Ông Nguyễn Văn Long cũng nêu thực tế, nhiều sản phẩm chưa có trong danh mục nhưng đã xuất khẩu sang Việt Nam gây khó khăn trong hoàn thiện thủ tục của hải quan Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Long cũng cho biết, vừa qua, Cục Thú y đã làm việc với Đức, Hà Lan tháo gỡ cụ thể những vướng mắc về thủ nhập khẩu các sản phẩm thịt liên quan đến Thông tư 04. Trong tháng 10 và 11, Cục Thú y tiếp tục làm việc trực tiếp với các nước, chứ không chỉ qua văn bản. “Về nguyên tắc, nếu sản phẩm không nằm trong thỏa thuận thú y hai nước, không thuộc danh mục thì nước nhập khẩu đươc quyền từ chối kiểm dịch. Nhưng để tránh ảnh hưởng thương mại, nhiều trường hợp Cục Thú y đã trao đổi lại Tham tán các nước”, ông Nguyễn Văn Long thông tin.Với doanh nghiệp mới đăng ký xuất khẩu sang Việt Nam, ông Nguyễn Văn Long thông tin, Cục Thú y đã nhận được 340 hồ sơ đến từ trên 20 quốc gia. Cục đã xử lý dứt điểm 285 hồ sơ, chiếm 83%. Có một số hồ sơ, Việt Nam yêu cầu bổ sung thông tin vì chưa đáp ứng yêu cầu Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Cơ sở quốc tế mà Việt Nam áp dụng là các quy định về thú y của Tổ chức Thú y Thế giới, đó là các quốc gia cần chứng minh vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
“Khi xử lý hồ sơ, Việt Nam không chỉ căn cứ vào an toàn thực phẩm mà còn căn cứ vào an toàn dịch bệnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Tổ chức Thú y Thế giới. Việc xử lý hồ sơ mới đều được nỗ lực giải quyết theo tinh thần hai bên cùng có lợi”, ông Nguyễn Văn Long thông tin. Ông Nguyễn Văn Long cũng nhấn mạnh, Thông tư 04 có hiệu lực sau 45 ngày ban hành nên có đủ thời gian cho các doanh nghiệp chuẩn bị. Bên cạnh đó, việc thực hiện Thông tư 04 còn liên quan đến Thông tư 01 về mã HS nên doanh nghiệp đủ hiểu là sản phẩm phải có mã HS mới được thông quan hàng hóa. “Nếu các nước còn băn khăn về các quy định thú y Việt Nam thì cơ quan thú y các nước có thể liên hệ làm việc trực tiếp với Cục Thú y để được giải đáp cụ thể”, ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh. Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng thông tin, năm 2024, số vụ ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam không tăng nhưng số người bị tăng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do Salmonella. Việc kiểm soát Salmonella tốt đã giúp cho số người, số vụ ngộ độc giảm đáng kể. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Việt Nam cũng phải tuân thủ các quy định ngặt nghèo của các quốc gia trong xuất khẩu. Với tinh thần cầu thị để hợp tác thương mại hai chiều tốt hơn, Thứ trưởng mong tiếp tục có sự phối hợp giữa các tham tán, cơ quan thú y các nước với thú y Việt Nam. Qua đó, tạo điều kiện thông thoáng cho thương mại nông sản giữa Việt Nam và các nước. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo Cục Thú y tiếp tục phối hợp với các tham tán, cơ quan thú y các nước giải đáp các vướng mắc đến tận cùng vấn đề nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt, đặc biệt là liên quan đến Thông tư 04. Qua đó để hai bên hiểu, hợp tác và thúc đẩy thương mại hơn nữa.Tin liên quan
-
DN cần biết
Quy định mới về kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu của Indonesia
20:42' - 14/09/2024
Thương vụ Việt Nam tại Indonesia thông tin: Cơ quan kiểm dịch Indonesia-IQA đã ban hành Quyết định số 09/2024 về chứng từ kiểm dịch và con dấu bắt đầu áp dụng từ 1/10/2024.
-
DN cần biết
Lưu ý quy định mới trong kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
14:13' - 15/05/2024
Để giúp doanh nghiệp hiểu đúng, hiểu đủ về thông tư mới quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, Cục Thú y đã tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến.
-
DN cần biết
Tháo gỡ vướng mắc trong kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
14:31' - 09/05/2024
Cục Thú y đã đối thoại, trả lời các vướng mắc của các doanh nghiệp trong hoạt động về kiểm dịch động vận, sản phẩm động vật khi thực hiện các thủ tục trên hệ thống một cửa. quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa
15:35'
Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang được điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về việc lập, thẩm định đối với dự án đầu tư công
11:40'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, các trường thông tin, dữ liệu, mẫu biểu báo cáo trên Hệ thống để tổng hợp, rà soát, đánh giá thông tin, dữ liệu nhập lên Hệ thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững
10:46'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định), mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành cho phía Nam của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động cuối năm còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ
08:43'
Thị trường lao động vì vậy tiếp tục ghi nhận nhiều yếu tố tích cực. Tuy nhiên từ nhu cầu tuyển dụng cũng như nguồn cung lao động cho thấy còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai: Tăng cường kích cầu, đưa hoạt động du lịch trở về đúng quỹ đạo
07:52'
Dù đang là thời điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất trong năm, nhưng lượng khách đến Lào Cai vẫn chưa đạt kỳ vọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn tích cực xây dựng các dự án thúc đẩy kinh tế cửa khẩu
07:00'
Tỉnh Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 9 cửa khẩu phụ tiếp giáp với Trung Quốc, cùng với hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận tiện nối liền các trung tâm kinh tế lớn trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Ưu tiên hướng tuyến thẳng nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất
21:33' - 01/11/2024
Cần nhất quán nguyên tắc ưu tiên hướng tuyến thẳng nhất, bằng nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất, thuận lợi cho việc nâng cấp sau này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút hàng hóa container qua cảng biển
20:35' - 01/11/2024
Đại diện Cảng Quốc tế Long An đề xuất tỉnh ban hành cơ chế chính sách ưu đãi thu hút hàng container vào cảng; đồng hành trong việc tạo chân hàng container và điều tiết luồng hàng về cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt khi chuỗi cung ứng thay đổi
18:39' - 01/11/2024
Theo trang nikkei.com ngày 31/10, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu sang Mỹ trong quý II/2024 tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ hai trong khu vực ASEAN sau Philippines với mức tăng 35%.