Lưu ý quy định mới trong kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sáng 15/5, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Phổ biến, triển khai Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2026/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn”.
Thông tin về những điểm mới của Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT, ông Chu Nguyên Thạch, Trưởng phòng Kiểm dịch động vật, Cục Thú y cho biết, Thông tư bổ sung quy định về gộp mẫu xét nghiệm khi thực hiện kiểm dịch vận chuyển trong nước; điều chỉnh, bỏ quy định bấm thẻ tai đối với động vật đưa đi giết mổ để tránh gây lãng phí. Trường hợp gia súc nhập khẩu đã được đánh dấu hoặc đã có thẻ tai thì không phải thực hiện đánh dấu lại.
Đặc biệt, Thông tư bổ sung chỉ tiêu kiểm tra Salmonella spp., E.coli cho phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam xuất khẩu sang các nước đều phải lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu này, cũng như thực tế liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn tại nhiều địa phương.Theo đó, nhóm sản phẩm động vật nguy cơ cao phải chịu bổ sung chỉ tiêu kiểm tra là: thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai; thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của lợn; thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của gia cầm, chim.Trứng gia cầm tươi sẽ phải bổ sung chỉ tiêu cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát-xơn. Tổ yến chưa chế biến bổ sung chỉ tiêu Niu-cát-xơn.Thông tư cũng bãi bỏ quy định về kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ động vật nhập khẩu. Giấy chứng nhận kiểm dịch được tăng thời gian sử dụng: đối với xuất khẩu là 180 ngày, nhập khẩu là 60 ngày. Tại hội nghị, các doanh nghiệp cũng đưa ra một số vấn đề liên quan đến kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật như: quy trình nhập khẩu sản phẩm động vật, quy định về sản phẩm được nhập khẩu, hay chưa gửi hồ sơ đăng ký nhập khẩu cho cơ quan chức năng trong khi hàng hóa đã tàu thì xử lý thế nào...Trả lời các vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y thông tin, đối với hồ sơ được nộp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (trước 24 giờ ngày 15/5/2024) thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ. Những hồ sơ nộp từ 0h ngày 16/5/2024, các trình tự thủ tục, quy định kiểm dịch sẽ áp dụng theo Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT.Với lý do của doanh nghiệp là hàng hóa đã lên tàu nhưng chưa gửi hồ sơ, hay hồ sơ không đạt yêu cầu trong khi hàng hóa đã nhập về tại cảng, ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh, theo quy định, trước khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ cho cơ quan chức năng hướng dẫn hoàn thiện thủ tục. Trước khi có hướng dẫn, doanh nghiệp không được đưa hàng lên tàu về, tránh trường hợp hàng không đạt yêu cầu theo quy định, gây thiệt hại không đáng có. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã tự tạo rủi ro cho chính mình.“Sản phẩm nào được nhập khẩu và doanh nghiệp nào được xuất khẩu sản phẩm vào Việt Nam đều phải có sự thống nhất của cơ quan chức năng hai nước. Doanh nghiệp thường “tiền trảm hậu tấu” và làm khó cho cơ quan quản lý nhà nước”, ông Nguyễn Văn Long cho hay.Về HC mới, ông Nguyễn Văn Long cho biết, HC không phải do Cục Thú y ban hành mà do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu quy định. Nếu phát sinh cho doanh nghiệp xuất khẩu thì doanh nghiệp phải làm việc với cơ quan kiểm dịch nước đó. Cục Thú y chỉ tham gia ý kiến thống nhất nội dung, công nhận mẫu HC.
Để thực hiện theo thông tư mới này, Việt Nam cũng đã phải thông báo, gửi dự thảo và lấy ý kiến các nước có xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến nay, các nước cũng đã biết và đồng ý với quy định mới của Việt Nam. Do đó, không có chuyện cơ quan thẩm quyền các nước xuất khẩu không nắm được cũng như không kịp tuân thủ theo quy định mới của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Long nêu rõ.Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp nếu có vướng mắc, khó khăn có thể phản hồi với Cục Thú y. Cục Thú y cũng đề nghị các cá nhân, tổ chức nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật cần nghiên cứu kỹ Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn luật và văn bản liên quan để thực hiện nghiêm quy định pháp luật. Điều này cũng bảo về quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân; đồng thời giúp cho lĩnh vực kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tránh rủi ro không đáng có.Ông Nguyễn Văn Long cũng khuyến cáo, doanh nghiệp đẩy mạnh đăng ký trực tuyến trên Cơ chế một cửa quốc gia. Hạn chế tối đa và tiến tới sẽ dừng việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ giấy để công khai, minh bạch.Tin liên quan
-
DN cần biết
Tháo gỡ vướng mắc trong kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
14:31' - 09/05/2024
Cục Thú y đã đối thoại, trả lời các vướng mắc của các doanh nghiệp trong hoạt động về kiểm dịch động vận, sản phẩm động vật khi thực hiện các thủ tục trên hệ thống một cửa. quốc gia.
-
DN cần biết
Mexico dự kiến bổ sung quy định kiểm dịch cà phê tại cửa khẩu
15:32' - 23/04/2024
Mexico dự kiến bổ sung quy định về các biện pháp kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu bao gồm: hạt cà phê sẽ được giữ lại tại cửa khẩu để kiểm tra cho đến khi nhận được kết quả phân tích.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và New Zealand sẽ áp dụng chứng nhận kiểm dịch điện tử
16:29' - 11/03/2024
Việt Nam và New Zealand sẽ chuyển đổi sang chứng nhận kiểm dịch điện tử và bắt đầu với chứng nhận kiểm dịch sản phẩm sữa từ New Zealand.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.