Giai đoạn mới của hội nhập kinh tế cần tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại
Trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế, cần đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), các hiệp định của ASEAN với các đối tác,...
Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo diễn ra chiều 20/7, tại trụ sở Chính phủ.
Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương thành viên của Ban Chỉ đạo.
Cuộc họp nhằm rà soát kết quả triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn tới. Cuộc họp đánh giá thời gian qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực chứng kiến những diễn biến phức tạp chưa từng có, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế về kinh tế và sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành, địa phương, Việt Nam tiếp tục triển khai quyết liệt, bài bản, hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế, đạt nhiều kết quả hết sức quan trọng.
Điểm sáng của thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế là thúc đẩy ký kết, phê chuẩn và triển khai hiệu quả CPTPP, phê chuẩn EVFTA, phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 thúc đẩy triển khai Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên kết kinh tế giữa ASEAN với các đối tác, chủ động tham gia, đóng góp tích cực tại các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), hợp tác tiểu vùng Mekong…
Với 16 Hiệp định FTA đang thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới khu vực thương mại tự do rộng lớn, chiếm 59% dân số thế giới và 68% thương mại toàn cầu, góp phần gia tăng đan xen lợi ích của nước ta với hầu hết các đối tác hàng đầu khu vực và thế giới.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới cần đặt mục tiêu cao nhất là phục vụ phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.
Trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế, cần đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, EVFTA, các hiệp định của ASEAN với các đối tác; tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng trong quá trình triển khai các cam kết, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành hàng, hỗ trợ doanh nghiệp trong phòng vệ thương mại.
Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cần chủ động xây dựng các phương án phù hợp thúc đẩy các FTA hiện đang đàm phán, tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ: Ngoại giao, Công Thương và các bộ, ngành liên quan phối hợp thực hiện thành công các nhiệm vụ hội nhập ASEAN trong Năm Chủ tịch 2020, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam trong đề xuất, sáng kiến và thực thi tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2025; tiếp tục phát huy vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương tầm khu vực và toàn cầu như APEC, WTO…/.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVFTA: Ngành hàng hải cần làm gì để nắm bắt cơ hội?
07:56' - 18/07/2020
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8 tới đây được xem là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và các cảng biển của Việt Nam phát triển.
-
Hàng hoá
Bình Phước: Cơ hội xuất khẩu tỷ đô cho trái điều
18:07' - 15/07/2020
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Phước cho biết, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu điều của cả nước đạt 3,5 tỷ USD, dẫn đầu trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội nào để xuất khẩu sắn và tinh bột sắn sang thị trường Trung Quốc?
16:25'
Nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ Trung Quốc vẫn cao do tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo “nóng” liên quan đến đấu thầu dự án giao thông
16:10'
Bộ Giao thông Vận tải nghiêm cấm các hành vi dàn xếp, thông thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, đặt ra các điều kiện bất hợp lý, không phù hợp trong hồ sơ mời thầu…
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành trung tâm logistics vùng Tây Nguyên
16:08'
Tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hình thành Trung tâm logistics, công nghiệp công nghệ cao gắn với nghiên cứu sinh học và công nghệ chế biến nông lâm sản trên địa bàn Buôn Ma Thuột.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I của Hậu Giang tăng trưởng cao nhất cả nước
16:07'
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hậu Giang cho biết, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I của tỉnh được xếp đạt mức cao nhất cả nước, tăng 12,67%.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang: Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
16:07'
Tỉnh Hậu Giang đang tập trung giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, sớm hiện thực hóa tối đa các dự án cam kết đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Cả nước chỉ còn 47 trung tâm đăng kiểm đang tạm thời đóng cửa
15:23'
Nhiều trung tâm đăng kiểm đã cửa hoạt động trở lại tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã phần nào giải quyết khó khăn về kiểm định xe cơ giới của người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1A qua thành phố Cà Mau tiếp tục chậm tiến độ xây dựng
14:57'
Ngày 28/3, tin từ Ban Quản lý dự án 7 (chủ đầu tư tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Cà Mau) cho biết, tiến độ thi công dự án đang chậm so với kế hoạch, đến nay thi công đạt khoảng 80% khối lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng hiệu quả sản xuất từ tín dụng nông nghiệp, nông thôn
13:47'
Bên cạnh nguồn lực của các tổ chức xã hội, nguồn lực của các tổ chức tín dụng gắn bó nhất với nông nghiệp nông thôn đặc biệt quan trọng cho các đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia
11:45'
Malaysia hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 10 vào Việt Nam với số vốn đầu tư 13,08 tỷ USD trong hơn 700 dự án tại Việt Nam.