Giải mã hiện tượng kinh tế Nga giữa các “vòng vây” trừng phạt (Phần 2)
Như Tổng thống Putin đã nói, mọi vấn đề rõ ràng là lỗi của Washington, chứ không phải của điện Kremlin. Các biện pháp trừng phạt đã chặn đứng nhiều dòng chảy vốn vào Nga, buộc Moskva phải tận dụng số tiền ít ỏi còn lại để củng cố quyền lực chính trị qua việc huy động sự ủng hộ của giới tinh hoa và gây dựng tâm lý “bài” phương Tây tại nước này, đồng thời khơi gợi lòng yêu nước và tự tôn dân tộc có trong mỗi người dân.
Ngoài ra, các chương trình cải cách lương hưu, vốn không được ưa chuộng (và có thể cho là không cần thiết) cũng được đổ lỗi cho phương Tây với lập luận rằng vì Chính phủ thiếu tiền do hậu quả của việc các nước phương Tây đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt và gây xao nhãng giới đầu tư nước ngoài.
Trên thực tế, lỗ hổng về cấu trúc chủ yếu của kinh tế Nga nằm ở sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng và các nguyên liệu thô khác, chủ yếu là sang châu Âu. Tuy nhiên, Moskva luôn chắc chắn rằng phương Tây sẽ không thể cắt giảm hoàn toàn những hoạt động này đối với Nga bởi người tiêu dùng châu Âu sẽ là đối tượng chịu tác động tiêu cực đầu tiên và nhiều nhất nếu châu lục này ngừng nhập khẩu năng lượng từ “xứ Bạch Dương”.
Bên cạnh đó, mặc dù Nga sẽ chịu nhiều thiệt thòi từ các lệnh cấm vận liên quan đến nhập khẩu thiết bị và công nghệ tiên tiến, song những biện pháp trừng phạt đó cũng sẽ làm tổn thương các công ty quốc tế như Siemens và ABB. Tương tự như vậy, ngành hàng không dân dụng của Nga cũng phụ thuộc vào Mỹ trong lĩnh vực phụ tùng, dịch vụ và máy bay. Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt liên quan đến những sản phẩm này vẫn chưa được thảo luận rộng rãi.
Moskva hiện đang thực hiện chính sách phi đô la hoá đồng USD, với việc ồ ạt bán trái phiếu Chính phủ Mỹ để mua vàng. Số liệu chính thức cho thấy Ngân hàng trung ương Nga hiện đã tăng mức dự trữ vàng thêm gần 29 tấn vào tháng 7/2018, mức lớn nhất kể từ tháng 11/2017 và nâng tổng giá trị dự trữ kim loại quý này lên con số 76 tỷ USD, tương đương mức tăng 37% kể từ đầu năm 2016.
Xu thế “lên ngôi” của vàng cũng phản ánh sự “thất sủng” của trái phiếu Chính phủ Mỹ tại Nga, với mức giảm lên đến 84% trong giai đoạn tháng 3-5/2018, xuống mức chỉ 14,9 tỷ USD, tương đương 17% nguồn dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga.
Eugene Chausovsky, nhà phân tích cao cấp của Eurasia tại công ty tình báo địa chính trị Stratfor, cho biết việc mua vàng được xúc tiến để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD của Nga, vào thời điểm mối quan hệ giữa Moskva với Washington vẫn căng thẳng.
Bên cạnh đó, điện Kremlin cũng lo lắng các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể ngăn cản việc Moskva bán lại trái phiếu Mỹ trong tương lai hoặc ngăn chặn các ngân hàng Nga sử dụng đồng USD để thực hiện các giao dịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga vượt Anh trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới
09:06' - 10/12/2018
Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 10/12 công bố báo cáo cho biết Nga đã vượt Anh để trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chỉ trích vụ bắt giữ lãnh đạo Huawei
20:19' - 07/12/2018
Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, vụ bắt giữ lãnh đạo Huawei phản ánh chính sách "nước lớn" của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga
11:03' - 17/09/2018
Anh không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga liên quan tới vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái Yulia trước khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU)-Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
EU "bóng gió"" khả năng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga
08:22' - 15/09/2018
Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga chỉ được đưa ra thảo luận cho đến khi có một "thỏa thuận ngừng bắn thực sự" được thực hiện tại Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ lên kế hoạch trừng phạt Nga nặng hơn
11:30' - 14/09/2018
Mỹ đang lên kế hoạch một gói trừng phạt "nghiêm ngặt hơn" chống Nga liên quan đến cái mà họ cho là âm mưu của Moskva nhằm sát hại điệp viên hai mang người Nga Sergey Skripal.
-
Chuyển động DN
Các lệnh trừng phạt Nga ít ảnh hưởng đến doanh nghiệp Nhật Bản
19:44' - 11/09/2018
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế phương Đông tổ chức ở thành phố cảng Vladivostok, miền Viễn Đông Nga, Giám đốc Yamano nêu rõ: "Vào thời điểm này chúng tôi không chịu ảnh hưởng".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.