Giải pháp 130 tỷ đồng của BSR đạt giải Ba cuộc thi Năng suất chất lượng ngành Công Thương
Sáng kiến loại bỏ tạp chất kim loại sắt và canxi trong dầu thô bằng hóa chất chính thức được đưa vào áp dụng dài hạn từ đầu năm 2015 cho đến nay, góp phần đảm bảo vận hành an toàn, ổn định Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Giá trị kinh tế của giải pháp ước tính tối thiểu khoảng 6,2 triệu USD/năm (khoảng 130 tỷ đồng). Đồng thời, nhóm cải tiến tiếp tục nghiên cứu tối ưu hóa chất cũng như hệ thống châm hóa chất để nâng cao và duy trì ổn định hiệu quả tách loại sắt và canxi ở mức cao.
Theo thiết kế ban đầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, các kim loại sắt và canxi không được định lượng vì nguyên liệu sử dụng chủ yếu là từ mỏ dầu Bạch Hổ, vốn là dầu “ngọt”, chứa rất ít các tạp chất trên.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2011, hàm lượng sắt và canxi trong nguyên liệu của Phân xưởng RFCC tăng lên nhiều lần, tạo kết tụ, gây đóng cặn và tắc nghẽn. Trước tình hình đó, BSR đã thành lập nhóm điều tra xử lý vấn đề trên.
Sau khi phân tích kỹ các nguyên nhân, nhóm nghiên cứu đã đề xuất sử dụng hoá chất để loại bỏ các tạp chất ra khỏi nguyên liệu của Phân xưởng RFCC. Phương án này có chi phí đầu tư thấp, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đề ra mà không phải bổ sung cấu hình nhà máy.
Sau khi áp dụng 1 tháng, hiệu suất tách hàm lượng sắt và canxi trong dầu thô tại nhà máy tăng thêm khoảng 33%, vượt trội so với yêu cầu kỹ thuật đề ra. Qua thực tiễn cho thấy, hiệu suất tách loại sắt và canxi luôn được duy trì ổn định ở mức trung bình trên 60%, mặc dù hàm lượng tạp chất trong dầu thô đã tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2014.
Ông Đặng Ngọc Đình Điệp - Phó Giám đốc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho biết: Theo các số liệu tính toán, phương án này làm lợi cho nhà máy tối thiểu khoảng 6,2 triệu USD/năm. Giải pháp còn mở ra hướng đi mới trong việc xử lý các tạp chất kim loại trong dầu thô với chi phí rất thấp và hiệu quả kinh tế cao.
Trước đó, ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”. Lọt vào chung kết là 12 nhóm cải tiến năng suất xuất sắc đến từ 12 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên cả nước.
“Giải pháp loại bỏ tạp chất kim loại sắt và canxi trong nguyên liệu của phân xưởng RFCC” của BSR không chỉ đạt giải Ba tại cuộc thi và còn được bình chọn là Nhóm cải tiến được yêu thích nhất cuộc thi.
Tại Vòng chung kết, mỗi Nhóm cải tiến năng suất chất lượng có 1 phút giới thiệu về nhóm mình qua phần trình chiếu video clip. Tiếp đến các Nhóm cải tiến trình bày trực tiếp, mô tả về cách thức triển khai và hiệu quả hoạt động của dự án. Cuối cùng, các Nhóm cải tiến trả lời các câu hỏi của Hội đồng giám khảo. Hội đồng giám khảo chấm điểm trực tiếp tại Vòng thi.
Kết quả tại Vòng chung kết, Hội đồng Giám khảo và Ban Kỹ thuật đã trao giải cho 12 nhóm cải tiến năng suất chất lượng gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích và chuyên đề.
Cuộc thi Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020 do Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) và Tạp chí Công Thương tổ chức nhằm ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực, đóng góp của các Nhóm cải tiến với mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền, thúc đẩy mở rộng việc áp dụng cải tiến năng suất cho các doanh nghiệp trong toàn ngành Công Thương./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
BSR xuất bán 150 tấn sản phẩm hóa dầu mới
18:50' - 21/12/2020
Ngày 21/12, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã xuất bán 150 tấn sản phẩm hạt nhựa mới T3050 đầu tiên cho Công ty An Thành Bicsol.
-
Doanh nghiệp
BSR về đích sản lượng sớm 19 ngày
20:41' - 12/12/2020
Ngày 12/12, đồng hồ sản lượng xăng dầu các loại của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt mốc kế hoạch năm 2020 là 5,56 triệu tấn, về đích sớm 19 ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn FLC công bố tân Phó Chủ tịch HĐQT
11:34'
Ngày 18/8, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã có công văn số 26/2022/TB-TGĐ-FLC gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về việc thay đổi nhân sự.
-
Doanh nghiệp
PTSC M&C và Semco Maritime làm tổng thầu EPC dự án điện gió Hải Long
11:30'
Liên danh PTSC M&C và Semco Maritime sẽ làm tổng thầu EPC xây dựng 2 trạm biến áp ngoài khơi Dự án Điện gió Hải Long 2 và Hải Long 3 với tổng giá trị gần 180 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
Mizuho Securities tìm kiếm cơ hội tăng trưởng tại Mỹ
06:09'
Mizuho Securities là công ty châu Á được xếp hạng cao nhất trong các bảng liên minh ngân hàng đầu tư của Mỹ trong nửa đầu năm nay.
-
Doanh nghiệp
Ngành than phủ xanh môi trường khai thác mỏ
12:58' - 17/08/2022
Với mục tiêu gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững, TKV đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai những giải pháp từng bước giảm ảnh hưởng của quá trình khai thác.
-
Doanh nghiệp
Nigeria: Đường ống dẫn dầu xuất khẩu bị phá hoại bằng thiết bị nổ
10:41' - 17/08/2022
2 đường ống dẫn dầu tới cảng xuất khẩu Brass, một trong 2 luồng xuất khẩu của Nigeria được Tập đoàn dầu khí Eni của Italy vận hành, mới đây đã bị phá hoại bằng thiết bị nổ.
-
Doanh nghiệp
Apple hướng tới sản xuất Apple Watch và MacBook tại Việt Nam
10:31' - 17/08/2022
Apple đang đàm phán để sản xuất đồng hồ thông minh Apple Watch và máy tính xách tay MacBook tại Việt Nam, trong bối cảnh tập đoàn công nghệ Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Công ty Nhật Bản chi 112 triệu USD để mua cổ phần của GEC Việt Nam
09:46' - 17/08/2022
Công ty năng lượng JERA Inc. của Nhật Bản vừa ký thỏa thuận mua 35,1% cổ phần của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) của Việt Nam từ các cổ đông hiện hữu.
-
Doanh nghiệp
Tencent có kế hoạch bán 24 tỷ USD cổ phần trong Meituan
07:56' - 17/08/2022
Tencent, công ty sở hữu 17% cổ phần trong Meituan, trong những tháng gần đây đã cùng với các cố vấn tài chính cố gắng tìm cách thực hiện một thương vụ bán cổ phần trong Meituan.
-
Doanh nghiệp
Làm sao để xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi các FTA?
16:59' - 16/08/2022
Hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được kết quả tương đối khả quan trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong 2 năm cả thế giới lao đao vì dịch COVID-19.