Giải pháp cải tạo sông Tô Lịch
Sáng 18/3, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tương lai nào cho sông Tô Lịch?” nhằm cùng các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trao đổi, thảo luận và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch hiện nay.
Sông Tô Lịch là dòng sông có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tâm linh của Hà Nội. Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14,6km cùng sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét tạo nên hệ thống thoát nước chính của thành phố Hà Nội.
Theo báo của Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường, sông Tô Lịch tiếp nhận nước mưa và nước thải của lưu vực khoảng 77,5 km 2 với lưu lượng 30 m3/s. Mỗi ngày tiếp nhận khoảng 150.000 m3 nước thải sinh hoạt, khu công nghiệp.
Tại tọa đàm, các nhà khoa học đánh giá tình trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch là rất nghiêm trọng, hoàn toàn không thể sử dụng nước sông trong sinh hoạt, sản xuất và trồng trọt. Những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp khác nhau để cải tạo dòng sông nhưng hiện nay sông Tô Lịch vẫn ô nhiễm trầm trọng.
Dưới góc độ lịch sử, Giáo sư Sử học Lê Văn Lan đưa ra các thông tin quý giá về dòng sông Tô Lịch trong 2.000 năm qua; vị trí của dòng sông trong quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội để khẳng định vai trò và tầm quan trọng của dòng sông Tô Lịch.
Đối với vấn đề quy hoạch và giải pháp, Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Hội Kiến trúc sư đưa ra những thông tin tổng quan về quy hoạch kiến trúc các dòng sông thuộc Hà Nội.
Đối với dòng sông Tô Lịch, Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng cho rằng, cần quy hoạch cải tạo dòng sông Tô Lịch đang ô nhiễm hiện nay thành dòng sông thoát nước mưa; có giải pháp bổ cập nước thường xuyên cho dòng sông; tiếp tục thực hiện việc cống hóa hai bên dòng sông để thu nạp nước thải; quy hoạch cảnh quan kiến trúc hai bên dòng sông Tô Lịch.
Đồng thời, kiến nghị các đơn vị của thành phố cần giải quyết được bài toán sông phải có dòng nước sạch chảy liên tục nhất là vào mùa cạn cũng như những giải pháp cụ thể để bổ cập nước thường xuyên cho sông Tô Lịch.
Đồng quan điểm với Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thanh Lượng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủy Lợi cho rằng cần phải trả lại chức năng chính cho dòng sông Tô Lịch đó là chức năng thoát nước mưa.
Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm ở các dòng sông nhất là sông Tô Lịch, sau khi nêu thực trạng của sông Tô Lịch, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Hạ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho rằng, cần phải rà soát và điều chỉnh Quyết định 725/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, cần có qui định thu gom, xử lý nước thải phân tán bảo đảm quy chuẩn môi trường trước khi xả vào sông.
Bên cạnh đó, dự án bổ cập nước sạch cho sông Tô Lịch từ nguồn nước sông Hồng và nước thải sau xử lý ở Hồ Tây cùng cần được thực hiện. Ngoài ra, cần nghiên cứu các giải pháp tăng cường khả năng tự làm sạch sông Tô Lịch và các sông hồ nội đô khác có kết hợp với các công trình cảnh quan, vui chơi giải trí trên mặt nước.
Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước và chế độ thủy văn của sông Tô Lịch và sông hồ trong nội đô của Hà Nội là cần thiết để kịp thời điều chỉnh lưu lượng nước bổ cập và kiểm soát hoạt động các nhà máy và công trình xử lý nước thải xả vào sông; xây dựng chế tài bảo vệ môi trường sông Tô Lịch và sông hồ trong nội đô./.
>>Hà Nội đề xuất phương án dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa công nghệ hiện đại "giải cứu" ô nhiễm sông Tô Lịch
09:24' - 19/05/2020
Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Sét... nhiều năm qua luôn được coi là dòng sông "chết" với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thông tin về việc “xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch”
17:59' - 10/12/2019
Chiều 10/12, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát thông cáo báo chí chính thức liên quan đến việc xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhìn nhận thế nào về việc cá Koi chết sau khi thả ở sông Tô Lịch?
22:06' - 21/09/2019
Nhiều người nhìn nhận, do việc thay đổi môi trường sống, thời tiết khí hậu hai quốc gia khác nhau, cá Koi thả ở sông Tô Lịch chưa kịp thích nghi với môi trường sống nên chết là chuyện bình thường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Pháp
21:54'
Các địa phương của Pháp và Hải Phòng đã có nhiều mối quan hệ hợp tác trong thời gian qua và mong muốn phát triển quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nữa giữa thành phố Hải Phòng với các doanh nghiệp của Pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
21:09'
Là đô thị loại I mang những đặc trưng cơ bản của một đô thị trung tâm đa chức năng, thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản
20:56'
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp ở hai tỉnh nói riêng và Nhật Bản nói chung khi đầu tư vào Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực giải ngân vốn của ngành giao thông còn rất lớn
18:58'
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và giải ngân các dự án đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh giác mục đích sử dụng điện ảnh vì chính trị và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
18:38'
Chiều 25/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đồng thời tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Cuối năm 2022 sẽ khởi công dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo
18:21'
Công tác chuẩn bị cho việc triển khai dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo do Ban làm đại diện chủ đầu tư đang bám sát tiến độ đề ra của Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
18:08'
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán tổ chức diễn đàn về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai,
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần Nhà nước thống nhất quản lý về giá
17:09'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 25/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng góp tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai khu vực châu Á
15:22'
Nhân dịp Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm làm việc tại Nhật Bản từ ngày 25-28/5, phóng viên TTXVN tại Nhật Bản đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam về sự kiện này.