Giải pháp căn cơ ngăn chặn thuốc lá nhập lậu
Năm 2024, hoạt động buôn lậu, nhập lậu thuốc lá điếu ngoại, nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ vào Việt Nam tiếp tục là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Điều này không những ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, mà còn gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Nhiều vụ vận chuyển, buôn lậu thuốc lá số lượng lớn đã bị phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá chưa bao giờ hạ nhiệt, bởi các đối tượng luôn tìm mọi phương thức, thủ đoạn để đưa thuốc lá lậu vào thị trường nội địa do lợi nhuận cao.
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương về giải pháp ngăn chặn thuốc lá nhập lậu.
Phóng viên: Thưa ông, thuốc lá điếu nhập lậu dù không còn bày bán công khai, nhưng các đối tượng buôn bán mặt hàng này đã chuyển sang môi trường thương mại điện tử. Điều này đã và đang gây khó khăn thế nào với lực lượng chức năng?
Phó Cục trưởng Nguyễn Đức Lê: Bên cạnh hoạt động kinh doanh mua bán truyền thống, theo xu thế hiện nay, hoạt động mua bán, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ thông tin, mua bán, trao đổi về các loại thuốc lá diễn ra mang tính công khai trên các tài khoản cá nhân, các hội, nhóm; có rất nhiều thành viên tham gia trên các mạng xã hội, internet và một số website thương mại điện tử kinh doanh các sản phẩm này. Việc này gây ra nhiều khó khăn cho lực lượng quản lý thị trường trong việc tìm hiểu, thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý do trong nhiều trường hợp không xác định được không gian cụ thể về địa điểm bán hàng, địa điểm chứa trữ hàng hoá của các đối tượng kinh doanh, vận chuyển. Hiện lực lượng chức năng đã và đang tăng cường công tác quản lý thông tin địa bàn; triển khai các biện pháp nghiệp vụ thu thập thông tin, giám sát, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức/cá nhân có hành vi kinh doanh chào bán các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được phép lưu hành ở Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức/cá nhân kinh doanh trên mạng thương mại điện tử, mạng xã hội, ứng dụng di động. Đồng thời phối hợp với Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam dán áp phích phổ biến, tuyên truyền chống tác hại của thuốc lá nói chung và các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nói riêng. Phóng viên: Qua tìm hiểu thực tế của phóng viên, còn ý kiến cho rằng văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang gây khó trong việc xử lý các hành vi buôn lậu thuốc lá. Ông có ý kiến gì về vấn đề này? Phó Cục trưởng Nguyễn Đức Lê: Để cuộc chiến chống buôn lậu thuốc lá đạt hiệu quả, cần phụ thuộc vào nhiều giải pháp. Trong đó, sự thống nhất trong quan điểm xử lý từ các văn bản pháp lý được coi là một yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, sự mâu thuẫn về quan điểm xử lý từ các văn bản pháp lý vô hình chung đã cản trở nhau, gây khó khăn trong quá trình thực thi, từ đó giảm hiệu quả trong công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá. Đơn cử, việc xác định thẩm quyền xử phạt trên nguyên tắc thẩm quyền theo mức phạt tiền, giá trị tang vật tịch thu và thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, đối với hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại nhập lậu có quy định hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật (nếu ko áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy) dẫn đến việc phải xác định giá trị hàng hóa. Việc xác định giá trị hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu (hàng cấm) còn khó khăn do bản chất là hàng cấm thì cơ sở cho việc xác định giá còn nhiều ý kiến khác nhau. Phóng viên: Thưa ông, một số địa phương dự báo rằng việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ "kích thích" thuốc lá lậu tràn vào Việt Nam. Vậy Tổng cục Quản lý thị trường đã có kế hoạch hành động nào để chuẩn bị cho kịch bản này?Phó Cục trưởng Nguyễn Đức Lê: Việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cần cân nhắc một lộ trình hợp lý với mức tăng phù hợp, để tránh việc tăng sốc gây bất ổn thị trường, môi trường kinh doanh và gia tăng thuốc lá lậu. Theo tôi nên có lộ trình tăng thuế, mức độ tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá một cách phù hợp, do điều kiện thị trường Việt Nam có nhiều phân khúc giá khác nhau, tránh tạo ra cơ hội cho thuốc lá lậu gia tăng sản lượng tiêu thụ dẫn đến thất thu thuế.
Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan cần áp dụng các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn, kết hợp với sử dụng một phần kinh phí từ Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá để đẩy mạnh công tác chống thuốc lá lậu, qua đó tăng nguồn thu ngân sách từ ngành thuốc lá hợp pháp, thay vì đẩy nhanh việc gia tăng thuế và áp đặt thêm các khoản thu mới trên sản phẩm thuốc lá hợp pháp. Nếu như tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá phải đi đôi với chống buôn lậu thuốc lá. Vì nếu chỉ tăng thuế mà không tập trung ngăn chặn việc buôn lậu thuốc lá thì sẽ phản tác dụng, dẫn đến kích thích buôn lậu thuốc lá do lợi nhuận cao từ hoạt động này. Phóng viên: Thưa ông, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán đã cận kề. Vậy phía cơ quan chức năng đã có những giải pháp nào để hạn chế hiện tượng buôn lậu thuốc lá dự báo sẽ gia tăng trong thời gian này? Phó Cục trưởng Nguyễn Đức Lê: Ngày 22/10/2024, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT về việc cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; trong đó mặt hàng thuốc lá là một trong số các mặt hàng được tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Trong thời gian tới, để triển khai nghiêm túc việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, xì gà nhập lậu và đặc biệt là các sản phẩm "thuốc lá thế hệ mới", lực lượng quản lý thị trường tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất tiếp tục, đẩy mạnh thực hiện nghiêm Chỉ thị, Kế hoạch, Công điện, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương cũng như các cấp chính quyền trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng. Đồng thời xác định rõ bên cạnh thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, xì gà nhập lậu thì mặt hàng "thuốc lá thế hệ mới" là cũng là một mặt hàng trọng điểm của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường do những tác động tiêu cực của nó mang đến, cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Thứ hai, tăng cường quản lý địa bàn, xây dựng mạng lưới thông tin cơ sở, theo dõi diễn biến thị trường, chủ động tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát chống buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhập lậu, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; chủ động phối hợp với lực lượng chức năng và lực lượng Công an đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trái phép; tập trung các địa bàn trọng điểm tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… Thư ba, tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn thực hiện nghiêm việc cam kết không kinh doanh, buôn bán, tàng trữ thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhập lậu. Cùng với đó, phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn thông tin đầy đủ kịp thời về các trường hợp xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng; cảnh báo cho người tiêu dùng các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe từ thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ... Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới
15:52' - 06/12/2024
Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới với tỷ lệ chung ở hai giới là 20,8%; tỷ lệ hiện hút ở nam giới trưởng thành là 41,1% (năm 2021).
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý tốt địa bàn để ngăn chặn thuốc lá điếu nhập lậu
16:35' - 26/11/2024
Hoạt động buôn lậu qua tuyến biên giới thuộc tỉnh Đồng Tháp vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng gia tăng với hình thức tinh vi hơn, đặc biệt vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Đồng Tháp: Giá trị sản xuất cá tra đạt hơn 8.800 tỷ đồng
15:51' - 13/12/2024
Đồng Tháp hiện có 27 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đông lạnh với công suất thiết kế khoảng 700.000 tấn/năm.
-
Thị trường
Khai mạc sự kiện “Khuyến mãi hàng hiệu - Flash Sale Holiday 2024”
15:04' - 13/12/2024
Với hơn 120 gian hàng quy tụ hơn 300 thương hiệu nổi tiếng thế giới, nhiều sản phẩm được giảm giá sâu lên đến 80%, tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận những mặt hàng cao cấp với chi phí hợp lý.
-
Thị trường
Tăng tốc sản xuất sản phẩm OCOP phục vụ thị trường Tết
09:58' - 13/12/2024
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có gần 290 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP tiếp tục được các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc trang thiết bị để nâng cao chất lượng.
-
Thị trường
Sắc đỏ bao trùm bảng giá kim loại
08:22' - 13/12/2024
Giá bạc quay đầu giảm mạnh từ mức đỉnh một tháng, cắt đứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp. Nguyên nhân một phần là do giới đầu tư đẩy mạnh chốt lời ở mức giá cao.
-
Thị trường
Xuất khẩu tôm sẽ thu về 4 tỷ USD
16:26' - 12/12/2024
xuất khẩu tôm ghi nhận tín hiệu phục hồi khả quan ở nhiều thị trường. Nhiều thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
-
Thị trường
Giá xăng dầu biến động nhẹ vào chiều nay 12/12
14:43' - 12/12/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.861 đồng/lít (giảm 3 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 735 đồng/lít.
-
Thị trường
Thị trường năng lượng ‘rực xanh’ kéo chỉ số MXV-Index tăng tiếp
09:12' - 12/12/2024
Thị trường năng lượng dẫn dắt đà tăng toàn thị trường với cả 5 mặt hàng đồng loạt khởi sắc trong bối cảnh EU dự kiến áp đặt gói trừng phạt mới lên Nga.
-
Thị trường
Sản lượng lúa gạo toàn cầu được dự báo lập kỷ lục mới
18:17' - 11/12/2024
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng lúa gạo toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong niên vụ 2024-2025, với Ấn Độ dẫn đầu về tăng trưởng sản lượng.
-
Thị trường
Cá ngừ tăng thị phần tại nhiều thị trường
10:45' - 11/12/2024
Sau thời gian sụt giảm xuất khẩu do tác động của các chính sách liên quan đến kích cỡ cá ngừ, cũng như biến động thị trường, cá ngừ Việt Nam đang lấy lại vị trí và tăng thị phần tại nhiều thị trường.