Giải pháp để kinh tế Đức thoát khỏi khủng hoảng
Trong bài viết đăng trên tạp chí Spiegel, hai nhà kinh tế học Monika Schnitzer, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Kinh tế Đức, và Enzo Weber, đứng đầu bộ phận nghiên cứu và dự báo kinh tế vĩ mô của Viện Nghiên cứu Việc làm (IAB), đã thể hiện sự ủng hộ đối với những thay đổi căn bản trong chính sách kinh tế của Đức.
Ngành công nghiệp Đức đang đối mặt với thách thức lớn nhất trong lịch sử thời hậu chiến. Hoạt động sản xuất bị thu hẹp khoảng 15% so với mức trước đại dịch và mỗi tháng mất đi khoảng 10.000 việc làm công nghiệp.
Các công ty Trung Quốc đang cạnh tranh ngày càng gay gắt với Đức trong lĩnh vực ô tô và cơ khí. Các công nghệ mới dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) phần lớn đang được phát triển ở Mỹ, sau đó tiếp thị trên toàn thế giới. Và với việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, kỷ nguyên của chính sách công nghiệp quốc gia sẽ đạt đến một tầm cao mới.Đức đang mất đi vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực truyền thống và hầu như không đóng vai trò gì trong phát triển các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh mới.
Để chấm dứt khủng hoảng, chính sách kinh tế của Đức phải được xoay chuyển “để không bị thua trong cuộc chiến trụ hạng”, mà trên hết là khởi xướng một cuộc cạnh tranh chuyển hóa. Thay vì phương châm “thị trường hoặc nhà nước”, phải nhận thức được rằng chỉ có hợp tác giữa nhà nước và thị trường, như sự bổ sung cho nhau, mới có thể vượt qua khó khăn hiện nay.Mặc dù chưa rõ kinh tế Đức sẽ như thế nào sau 30 năm nữa nhưng có hai điểm chính rõ ràng: khử carbon và công nghệ dựa trên AI. Cả hai đều buộc kinh tế Đức phải tự tái tạo hoàn toàn.* Cơ hội mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổiMặc dù trong lĩnh vực sản xuất, chưa bao giờ có ít công ty đóng cửa như hiện nay, ngoại trừ thời kỳ đại dịch COVID-19, và mặc dù có tăng nhưng số lượng nhân viên bị sa thải vẫn thấp hơn mức của thập kỷ 2010. Tuy nhiên, điều đáng báo động là đầu tư giảm trong nhiều năm, số lượng công ty công nghiệp mới được thành lập đang ở mức cực kỳ thấp, số việc làm mới ở mức yếu kém trong lịch sử, và động lực thay đổi ở mức thấp.Trong quá trình chuyển đổi, những khu vực cũ sẽ phải chịu áp lực, đó là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những cơ hội mới sẽ xuất hiện và bất kì ai không tận dụng được điều này sẽ phải đối mặt với khía cạnh tiêu cực của chuyển đổi.Muốn “cứu” ngành thì phải đổi mới. Đức có tiềm năng lớn về các mô hình kinh doanh mới, nhưng chúng chưa được phát triển đáng kể. Một trở ngại cho việc chuyển đổi là vấn đề tài chính của các công ty muốn chinh phục thị trường bằng các mô hình kinh doanh chưa được thử nghiệm. Trong khi đó, các công ty lâu đời lại cảm thấy khó khăn khi từ bỏ mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm của mình để chuyển sang một mô hình mới, bởi vì chưa bao giờ việc định hướng chính sách kinh tế lại không chắc chắn như bây giờ.* Hỗ trợ cái mới, giảm trợ cấp cái cũ
Vậy thì chính xác những vấn đề cần thiết trong chương trình nghị sự chính sách kinh tế của Đức sẽ là gì? Điểm mấu chốt là hạn chế sự không chắc chắn thông qua chính sách kinh tế có thể dự đoán được và hỗ trợ sự phát triển của các công ty và mô hình kinh doanh mới.Đầu tư phải có tầm nhìn vài thập kỷ, vì các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp cần nguồn vốn dài hạn. Chính sách kinh tế chỉ giành được sự tin tưởng của các công ty thông qua một quy trình minh bạch, xác định mục tiêu, đánh giá kết quả một cách có hệ thống. Sự hỗ trợ chỉ nên được mở rộng đối với những nhân tố đã được chứng minh là thành công: Khẩu hiệu không phải là “chọn người thắng” mà là “để kẻ thua cuộc ra đi”.Việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cũng phải được tiến hành một cách dứt khoát và đáng tin cậy. Trung Quốc đang thúc đẩy phát triển xe điện và những đổi mới liên quan. Đức cuối cùng phải đưa ra quyết định cơ bản để ưu tiên cơ sở hạ tầng sạc pin và mở rộng lưới điện.Ngoài ra, năng lượng tái tạo cần tạm thời được trợ giá để thị trường phát triển nhanh và giảm chi phí. Nên khuyến khích cạnh tranh, ví dụ, cấp vốn cho những bên đóng góp nhiều nhất để đạt được mục tiêu khí hậu. Điều này tạo ra các lựa chọn thay thế chi phí hợp lý cho nhiên liệu hóa thạch và tăng cường chấp nhận giá CO₂, từ đó tạo ra nguồn tài chính cho việc trợ giá.Trong tất cả những điều này, nguyên tắc phải được áp dụng là: nếu các công nghệ và nguồn năng lượng mới được thúc đẩy thì các khoản trợ cấp cũ phải được giảm bớt, theo từng khu vực, với tầm nhìn có thể quy hoạch được. Việc giảm những cái cũ sẽ tạo nguồn vốn cho việc trợ giá mới và tạo sự cạnh tranh cho các mô hình kinh doanh đổi mới.* Dữ liệu là nguyên liệu thô của AIĐổi mới cần có nền tảng. Khu vực công có thể thu hẹp khoảng cách tài chính quan trọng cho đến khi quy mô thị trường được nâng lên bằng cách tận dụng vốn tư nhân: thông qua bảo lãnh, nạp tiền, cấp vốn bổ sung khi đạt được các mốc quan trọng và quy định cho phép đầu tư vốn mạo hiểm nhiều hơn.Khu vực công có thể đi đầu trong đổi mới bằng cách tạo nhu cầu cho các thị trường đổi mới, như Mỹ đang thực hiện. Điều này đặc biệt áp dụng cho việc số hóa nhà nước và AI. Đấu thầu phải hướng tới phát triển công nghệ và được thiết kế theo cách mà các công ty nhỏ, sáng tạo có thể thực hiện được. Đơn đặt hàng có thể được kết hợp với bảo lãnh tài chính hoặc thanh toán tạm ứng.Từ khóa sẽ là AI và nguyên liệu thô của AI là dữ liệu. Để thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh dựa trên AI, nhà nước nên phát triển các bộ dữ liệu, liên kết chúng và cung cấp chúng thông qua các giao diện phù hợp. Trên hết, điều này sẽ cho phép các nhà cung cấp mới đưa những cải tiến ra thị trường. Và nếu muốn đặt các trung tâm dữ liệu và “AI xanh” ở Đức, thì những trung tâm này phải được giảm chi phí năng lượng.Về mặt chính sách thị trường lao động, phương châm chuyển đổi không chỉ là “quản lý” sự thay đổi theo cách được xã hội chấp nhận mà còn phải kích hoạt kỹ năng của lực lượng lao động có tay nghề đang khan hiếm để thay đổi.Hiện Đức đã có sẵn lao động có kỹ thuật cần thiết về điện, năng lượng, cơ khí và hóa học nên vấn đề là phát triển thêm các lĩnh vực mới nổi thay vì đào tạo lại hoàn toàn. Và trên tất cả các ngành nghề là kỹ năng kỹ thuật số - kỹ năng mà nước Đức thua xa các nước dẫn đầu. Tất cả những điều này đặt ra những thách thức lớn cho nước Đức, và chỉ có hợp tác nhà nước và thị trường mới có thể giúp “đầu tàu kinh tế châu Âu” vượt qua khủng hoảng.Tin liên quan
-
Tài chính
Đức giảm phát hành trái phiếu
10:01' - 18/12/2024
Theo cơ quan tài chính liên bang Đức, Đức sẽ giảm 13% lượng phát hành trái phiếu liên bang trong năm 2025 bất chấp tình hình kinh tế trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao tốc Berlin-Paris
09:32' - 17/12/2024
Từ ngày 16/12, tàu cao tốc liên vận xuyên châu Âu (ICE) bắt đầu hoạt động trên tuyến Berlin - Paris.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định tiếp tục viện trợ cho Ukraine
09:10' - 15/12/2024
Chính phủ Đức vừa tuyên bố ủng hộ Ukraine không chỉ thông qua viện trợ quân sự mà còn thông qua viện trợ kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân là điều cần thiết để hỗ trợ cho các nỗ lực của nhà nước.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức dự kiến vẫn chưa phục hồi trong năm 2025
14:10' - 13/12/2024
Sự phục hồi kinh tế được mong đợi từ lâu của Đức dường như đang ngày càng xa xôi khi các Viện nghiên cứu kinh tế chủ chốt hạ dự báo trong những năm tới.
-
Chuyển động DN
“Gã khổng lồ" Bosch có thể cắt giảm tới 10.000 việc làm tại Đức
13:35' - 13/12/2024
Bosch, nhà cung cấp phụ tùng ô tô lớn nhất thế giới, đang đối mặt với tình hình khó khăn khi nhu cầu suy yếu, cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc và quá trình chuyển đổi sang xe điện diễn ra chậm chạp.
-
Kinh tế & Xã hội
Đức ghi nhận lượng khách du lịch kỷ lục trong năm 2024
08:25' - 12/12/2024
Số liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố cho thấy, khoảng 433 triệu lượt khách đã lưu trú qua đêm trong nước Đức trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến cuối tháng 10 năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các cảng biển của Nga giữa bài toán kinh tế và trách nhiệm môi trường
05:30'
Các bên tham gia thị trường đã cố gắng xây dựng lại chuỗi logistics, chuyển hướng dòng hàng hóa từ Tây sang Đông. Điều quan trọng là duy trì hàng hóa xuất nhập khẩu có tầm chiến lược đối với đất nước.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản chuyển hướng chính sách năng lượng hạt nhân
06:30' - 21/12/2024
Dự thảo Kế hoạch năng lượng chiến lược của Chính phủ Nhật Bản nêu rõ nước này sẽ sử dụng càng nhiều năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân càng tốt.
-
Phân tích - Dự báo
Khó khăn kinh tế bủa vây chính phủ tân Thủ tướng Pháp
05:30' - 21/12/2024
Triển vọng kinh tế Pháp phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của người dân đối với nền kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cảnh báo thuế quan của Mỹ: Cơ hội đa dạng hóa thị trường cho Canada
06:30' - 20/12/2024
Trang mạng theconversation.com vừa có bài viết cho rằng cảnh báo về thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ thúc đẩy Canada đa dạng hóa thị trường ngoài nước Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Cận cảnh bức tranh thương mại Trung Quốc - Australia
05:30' - 20/12/2024
Mùa lễ hội Giáng sinh 2024 và Năm mới 2025 đang đến gần, với mối quan hệ được cải thiện giữa Australia và Trung Quốc, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Australia chứng kiến sự tăng tốc.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc mở đường cho làn sóng tăng trưởng mới
06:30' - 19/12/2024
Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong nhiều thập kỷ qua và những điều chỉnh chính sách trong thời gian tới dự kiến có thể dẫn đến một làn sóng tăng trưởng cao khác.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản đặt mục tiêu mới về năng lượng hạt nhân hậu Fukushima
05:30' - 19/12/2024
Nhật Bản ngày 17/12 đã đề xuất một chiến lược năng lượng mới, trong đó kêu gọi sử dụng cả năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo “ở mức tối đa”.
-
Phân tích - Dự báo
Chìa khóa đảm bảo an ninh năng lượng cho Đông Nam Á
06:30' - 18/12/2024
Lưới điện ASEAN, cùng với sự hội nhập và hợp tác trong khu vực, là điều cần thiết để hiện thực hóa các mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường bất động sản Trung Quốc đang hồi sinh mạnh mẽ?
05:30' - 18/12/2024
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng số ra mới đây, một số dữ liệu của thị trường bất động sản Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu hồi sinh mạnh mẽ.