Giải pháp khắc phục những điểm nóng về ô nhiễm trắng của thế giới
Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm trắng đang diễn biến ngày một nghiêm trọng trên toàn cầu, cho thấy công cuộc tìm kiếm sự tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày của con người đã đi quá xa và nhân loại đang sử dụng nhựa một cách không hiệu quả, làm lãng phí các nguồn tài nguyên quý giá và gây hại cho môi trường.
* Những điểm nóng về ô nhiễm nhựa
Việc tiêu thụ quá nhiều nhựa, đi kèm với khả năng quản lý chất thải nhựa yếu kém, đang trở thành mối đe dọa lớn, khiến các bãi đất tràn ngập rác thải, làm tắc nghẽn dòng chảy ở các sông và đe dọa hệ sinh thái biển. Điều này đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực quan trọng của các nền kinh tế, trong đó có du lịch, vận tải biển và thủy sản.
Khu vực Đông Nam Á đã nổi lên như một điểm nóng về ô nhiễm nhựa do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu gia tăng mạnh mẽ. Đây là tầng lớp tiêu dùng có tốc độ sử dụng các sản phẩm nhựa và bao bì ngày càng tăng do tính tiện lợi và linh hoạt.
Tuy nhiên, do nền tảng hạ tầng quản lý chất thải ở địa phương vẫn chưa theo kịp nên đã dẫn đến tình trạng một lượng lớn chất thải đang được xử lý không đúng cách. Thêm vào đó, sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã làm tình hình trầm trọng hơn do xu hướng tiêu thụ khẩu trang, chai dung dịch vệ sinh và bao bì giao hàng trực tuyến ngày càng tăng.
Ở Thái Lan, Philippines và Malaysia, có đến hơn 75% giá trị vật chất của nhựa đáng lẽ có thể tái chế bị mất đi - tương đương 6 tỷ USD mỗi năm. Tình trạng này xảy ra khi nhựa sử dụng một lần bị loại bỏ thay vì được thu hồi và tái chế, theo một loạt nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG).
Ở những quốc gia này, tỷ lệ nhựa có thể tái chế được thu hồi và tái chế lại chỉ chiếm khoảng 18-28%, gây ra tình trạng rác thải bao bì nhựa không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bãi biển và ven đường, mà giá trị đối với các nền kinh tế cũng bị mất đi.
Theo các chuyên gia, điều này cần phải thay đổi, bằng cách chuyển đổi hình thức sử dụng và xử lý nhựa. Ngoài ra, các quốc gia này cũng cần chuyển sang mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tìm cách thiết kế những sản phẩm không tạo ra chất thải hoặc có thể được tái sử dụng và tái chế.
Ở Thái Lan, Philippines và Malaysia, các chính phủ, tập đoàn và cộng đồng đang cùng phát triển các chiến lược và thực hiện nhiều hành động để giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế nhựa. Ngoài ra, các chính phủ cũng đã chuẩn bị lộ trình kinh tế tuần hoàn để ưu tiên các chính sách và đầu tư liên quan đến nhựa trong một số lĩnh vực và địa điểm ưu tiên.
Trong khi đó, các thương hiệu và nhà bán lẻ hàng đầu thế giới cũng đã cam kết đến năm 2025 chỉ sử dụng bao bì nhựa có thể tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy 100%.
Hình thức hợp tác có thể là khu vực nhà nước và tư nhân cùng thiết kế lại các ưu tiên, xem xét lại các phương pháp tiếp cận và thay đổi tư duy theo hướng coi nhựa là một nguồn tài nguyên có giá trị và cơ hội kinh doanh thay vì chất thải. Những hình thức này bao gồm các nền tảng công-tư như Đối tác Công-Tư Thái Lan về Quản lý Nhựa và Chất thải, Liên minh Nhựa Bền vững Malaysia và Liên minh Tái chế và Bền vững Vật liệu Philippines.
* Vai trò quan trọng của khu vực tư nhân
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều việc cần làm để đẩy lùi ô nhiễm trắng. Các nghiên cứu của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho thấy những mô hình như tái sử dụng nhựa của Thái Lan, Philippines và Malaysia đang ở giai đoạn sơ khai và hiện không đủ khả năng mở rộng để phù hợp với tốc độ lan rộng của vấn đề rác thải nhựa.
Ngoài ra, việc sử dụng những nguyên liệu thay thế (dựa trên năng lượng tái tạo) thay vì các nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn hoặc nền tảng hạ tầng địa phương. Trong khi đó, thực tế lại đang tồn tại nhiều yếu tố hạn chế sự tham gia của khu vực tư nhân, bất chấp những cơ hội kinh tế to lớn.
Việc đầu tư vào các nền tảng hạ tầng thu gom và tái chế rác tại địa phương để chuyển chất thải nhựa ra khỏi những bãi chôn lấp, khu vực đốt lộ thiên và các bãi biển đang là điều cấp bách.
Thông thường, các quốc gia nhập khẩu phế liệu nhựa sau đó xuất khẩu nhựa tái chế để đáp ứng nhu cầu ở nước ngoài. Các thị trường mới nổi như Philippines là nhà xuất khẩu ròng phế liệu nhựa vì họ thiếu năng lực tái chế trong nước. Đây là lĩnh vực mà khu vực công và tư nhân có thể cùng tham gia.
Các chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các tiêu chuẩn và chính sách nhằm tăng cường nhu cầu tái chế nhựa, tạo sân chơi cho các công ty toàn cầu và trong nước đồng thời giúp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa.
Để hướng tới mục tiêu này, Nhóm Ngân hàng Thế giới đang thúc đẩy sáng kiến "đầu tư thông minh vào nhựa" bằng cách phát triển các công cụ kinh tế sáng tạo, tạo cơ chế khuyến khích và xác định các khoản đầu tư trên những lĩnh vực kinh tế chính có khả năng giúp giảm thiểu chất thải nhựa.
Các lựa chọn chính sách bao gồm khuyến khích các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng nhựa chủ động xử lý rác thải nhựa và các công cụ kinh tế, bao gồm thuế, để giúp loại bỏ các mặt hàng nhựa không cần thiết. Trong bối cảnh này, các chính sách, tiêu chuẩn và hướng dẫn phải được thực hiện hài hòa thông qua các hành động cụ thể sao cho phù hợp với các chương trình nghị sự quốc gia.
Để tạo ra một môi trường thuận lợi cho những cơ chế này hoạt động, điều đặc biệt quan trọng là chính phủ phải xây dựng và thực hiện khung tiêu chuẩn về hàm lượng nhựa tái chế cho các sản phẩm tiêu dùng chính. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc sử dụng nhựa tái chế và nhựa nguyên sinh, đồng thời tạo ra nhu cầu thị trường địa phương đối với các sản phẩm nhựa tái chế.
Trong cuộc chiến nhằm chống lại thách thức về rác thải nhựa, khu vực tư nhân cần là một đối tác quan trọng, trong đó bao gồm những khoản đầu tư nhằm đổi mới vật liệu, công nghệ và tài chính hàng đầu, đóng góp vào giáo dục, đồng thời tăng cường các nỗ lực làm sạch.
Liên quan đến vấn đề này, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã phát triển một khuôn khổ để tạo ra một "loại hình tài sản" mới gồm các khoản vay và trái phiếu xanh để huy động vốn giải quyết ô nhiễm nhựa ở biển.
Có thể nói, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, khu vực tư nhân cần đẩy mạnh các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường và các mô hình kinh doanh sáng tạo để hỗ trợ việc tái sử dụng và tái chế nhựa.
Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư định hướng các khoản đầu tư sao cho phù hợp với lợi ích của chính phủ và tạo ra giá trị từ nhựa đã qua sử dụng, và quan trọng nhất là mở đường cho một tương lai bền vững hơn./.
- Từ khóa :
- ô nhiễm trắng
- rác thải nhựa
- năng lượng tái tạo
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thông qua dự luật đẩy mạnh việc tái chế rác thải nhựa
14:03' - 09/03/2021
Ngày 9/3, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật thúc đẩy tuần hoàn tài nguyên nhựa với mục tiêu giảm lượng xả thải và đẩy mạnh việc tái chế rác thải nhựa trong những năm tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
Quy định mới của EU về hạn chế xuất khẩu rác thải nhựa có hiệu lực
08:01' - 06/01/2021
Xuất khẩu rác thải nhựa không phân loại sang các nước không phải là thành viên của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) là hoàn toàn bị cấm theo quy định mới.
-
Kinh tế tổng hợp
Rác thải nhựa ở Địa Trung Hải sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm
16:15' - 28/10/2020
Gần 230.000 tấn rác thải nhựa đổ xuống Địa Trung Hải mỗi năm và con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2040 nếu không có các biện pháp mạnh mẽ được áp dụng.
-
Kinh tế tổng hợp
Cuộc chiến rác thải nhựa của Malaysia
08:30' - 22/09/2020
Cứ mỗi tuần, một nhóm tình nguyện viên lại di dọc bờ biển khu nghỉ dưỡng Tioman của Malaysia để cùng nhau dọn dẹp, thu gom rác thải nhựa trôi dạt trên các bãi biển cát trắng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18'
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.