Giải pháp nào chặn thực phẩm bẩn trong dịp Tết?
Phóng viên:Những thông tin liên quan đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân. Với chức năng quản lý và bảo vệ thị trường, Tổng Cục Quản lý thị trường đã, đang thực hiện những biện pháp gì nhằm góp phần duy trì thị trường thực phẩm sạch cho người dân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019?
Ông Trần Hữu Linh: Thời gian trước, trong các dịp lễ, Tết, tình hình buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu thường diễn biến phức tạp. Điều này gây những tác động xấu đến sản xuất và phát triển kinh tế-xã hội, đến đời sống nhân dân và sức khỏe cộng đồng. Thị trường vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu như gia súc, gia cầm, hoa quả, các chất phụ gia thực phẩm, chất bảo quản...không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn tồn tại. Hơn nữa, việc sử dụng thực phẩm hết hạn sử dụng, bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đúng với công bố chất lượng. Đồng thời, chưa đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn diễn ra, nhất là của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ tại các chợ tạm gần các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư tập trung... Do vậy, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường cả nước chú trọng dự báo tình hình, theo dõi sát diễn biến của thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc. Cụ thể như các mặt hàng rượu, hương liệu, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến; ngăn chặn gia cầm, thịt gia súc gia cầm và phụ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc và các thực phẩm có sử dụng chất cấm không rõ nguồn gốc và các thực phẩm có sử dụng chất cấm, đã phát hiện, xử lý kịp thời đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Hơn nữa, lực lượng chú trọng kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để trà trộn thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng vào tiêu thụ. Đặc biệt địa bàn, khu vực tập trung kiểm tra, kiểm soát là các cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu, đường mòn, lối mở tại, các chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Trong thị trường nội địa, tập trung kiểm tra tại các tỉnh, thành phố lớn; các thị xã, các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, bến xe, nơi phát luồng hàng hóa và các điểm thường xảy ra việc tập kết, trung chuyển hàng lậu, hàng cấm. Ngoài ra, Tổng cục Quản lý thị trường đã tham gia với Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tại Ninh Thuận, Bình Thuận và Đoàn kiểm tra liên ngành tại Tp. Hồ Chí Minh và Tây Ninh nhằm đôn đốc kiểm tra các hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp tại địa phương. Cùng đó, kiểm tra việc lập kế hoạch và triển khai đảm bảo an toàn thực phẩm, thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2019.Phóng viên: Việc chỉ đạo các địa bàn trọng điểm và phối hợp với lực lượng chức năng trong việc kiểm tra kiểm soát thị trường trong đợt Tết Nguyên đán diễn ra thế nào thưa ông?
Ông Trần Hữu Linh: Tổng cục Quản lý thị trường đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tập trung lực lượng kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Mặt khác, tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, đo lường, chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cũng như các hình thức kinh doanh thông qua công nghệ số... không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân. Không những thế, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng chức năng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tổ chức các kênh thông tin để chủ động nắm tình hình cung cầu hàng hoá và giá cả, lượng hàng dự trữ của các đơn vị kinh doanh đóng trên địa bàn. Hơn nữa, tăng cường quản lý giám sát, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả giải quyết công việc; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý kiên quyết không có “vùng cấm”. Đáng lưu ý, lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng đối với các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như: thực phẩm; bánh kẹo; mỳ chính (bột ngọt); rượu, bia, nước giải khát; đồ gia dụng; hàng tiêu dùng;... các loại hàng hoá giả nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung vào khu vực các chợ đầu mối, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh; các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh; các cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm đường phố. Phóng viên: Xin ông cho biết về việc siết chặt quản lý cụ thể từng mặt hàng như bánh mứt kẹo, rượu, thuốc lá, thực phẩm tươi sống. Đồng thời, để công tác kiểm soát quản lý hàng hoá dịp trước trong và sau Tết tốt hơn, Tổng cục Quản lý thị trường đề xuất kiến nghị gì xung quanh lĩnh vực này? Ông Trần Hữu Linh: Do đây là những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người tiêu dùng đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Vì thế, trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường là kiểm tra, kiểm soát đối với các mặt hàng lưu thông trên thị trường, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm những mặt hàng như bánh mứt kẹo, rượu, thuốc lá, thực phẩm tươi sống. Chính vì thế, nhiệm vụ thường xuyên liên tục của lực lượng là chú trọng kiểm tra, giám sát từ nguyên liệu đầu vào của khâu sản xuất cho đến quy trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để việc kiểm soát quản lý hàng hoá dịp trước trong và sau Tết tốt hơn, Tổng cục Quản lý thị trường kiến nghị cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương, bảo đảm thông tin thông suốt, kịp thời. Ngoài ra, cần phối hợp chặt hơn cùng các lực lượng chức năng như Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Thanh tra chuyên ngành trong đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của người dân về kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm để người dân thấy được trách nhiệm, quyền lợi, chủ động tích cực trong việc tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm để phòng ngừa chung và tạo sự đồng thuận trong xã hội. Phóng viên:Xin trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Thị trường
Yên Bái tiêu hủy gần 9.500 sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc
11:18' - 29/01/2019
Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái vừa phối hợp các đơn vị liên quan tiêu hủy gần 9.500 hàng hóa các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Cục Quản lý thị trường sắp ra mắt cổng thông tin điện tử
16:19' - 13/12/2018
Đầu năm 2019, Tổng Cục Quản lý thị trường sẽ ra mắt cổng thông tin điện tử riêng và dự kiến mỗi Cục Quản lý thị trường địa phương sẽ có trang điện tử riêng kết nối với trang điện tử của Tổng cục.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15'
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…