Giải pháp nào để giảm giá xăng dầu trong nước?
Theo Bộ Tài chính, để giảm tác động của giá xăng dầu thế giới, trong thời gian qua, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đã được điều hành linh hoạt, giảm mức trích, tăng mức sử dụng, qua đó góp phần bình ổn giá xăng dầu, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Theo quy định hiện hành, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì điều hành Quỹ BOG, song với vai trò là đơn vị phối hợp, Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động phức tạp như hiện nay, việc tiếp tục tính toán, cân đối sử dụng Quỹ BOG xăng dầu để góp phần bình ổn giá xăng dầu, qua đó hỗ trợ người tiêu dùng và sản xuất kinh doanh như báo chí phản ánh là giải pháp cần thiết.
Thời gian qua, giá xăng dầu thế giới bình quân tính đến kỳ điều hành ngày 21/05/2022 có xu hướng tăng so với giá xăng dầu thế giới kỳ điều hành những ngày đầu năm, từ 42,90% đến 56,97% tùy từng mặt hàng. Bộ Công Thương cho biết, giá xăng dầu thế giới tăng chủ yếu do nguồn cung xăng dầu khan hiếm.
Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao tại một nước lớn như Mỹ và một số nước châu Âu cũng tác động làm giá xăng dầu thế giới tăng. Việc giá xăng dầu thành phẩm thế giới tăng cao đã tác động trực tiếp làm tăng giá xăng dầu trong nước.
Đối với việc điều hành giá xăng dầu trong nước, theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, giá bán xăng dầu trong nước được thực hiện theo cơ chế thị trường và phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới.
Do đó, Bộ Tài chính cho biết việc điều hành giá xăng dầu trong nước đang bám sát theo diễn biến giá xăng dầu thế giới; đồng thời linh hoạt sử dụng Quỹ BOG để hạn chế tối đa mức tăng giá xăng dầu trong nước nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp, hỗ trợ đời sống của người dân, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các Nghị Quyết điều chỉnh giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết ngày 31/12 để góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không; điều chỉnh giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu nhờn và giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 31/12 để góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước.
Bộ Tài chính nhận định, việc điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần BOG xăng dầu trong nước từ kỳ điều hành ngày 1/4 là xăng giảm 2.000 đồng/lít; dầu điezen, madut giảm 1.000 đồng/lít; dầu hỏa giảm 700 đồng/lít.
Để tiếp tục thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung, hiện Bộ Tài chính đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Trong số đó, Bộ Tài chính đã xin ý kiến phương án giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng động cơ không pha chì từ 20% xuống còn 12% nhằm góp phần giảm chi phí nhập khẩu xăng và đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.
Đồng bộ với đó là việc Bộ Công Thương đã có các giải pháp về đảm bảo nguồn cung; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường kinh doanh xăng dầu; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá bán bất hợp lý; đồng thời tăng cường sử dụng công cụ Quỹ BOG xăng dầu để góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước khi giá thế giới tiếp tục tăng.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương (cơ quan chủ trì) ban hành 13 văn bản điều hành xăng dầu trong đó mặt hàng xăng là 10 lần tăng giá và 3 lần giảm giá; dầu diesel có 10 lần tăng giá và 3 lần giảm; dầu hỏa có 9 lần tăng giá, 3 lần giảm và 1 lần giữ ổn định giá; dầu madut có 8 lần tăng giá, 3 lần giảm và 2 lần giữ ổn định giá.
Hiện nay giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu trong nước so với mức giá kỳ điều hành ngày 11/1/2022 tăng khoảng từ 25,89% đến 42,40%, thấp hơn so với tốc độ tăng của giá xăng dầu thành phẩm thế giới khoảng từ 42,90% đến 56,97%.
Theo Bộ Tài chính, những giải pháp đồng bộ về đảm bảo nguồn cung; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường kinh doanh xăng dầu; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá bán bất hợp lý... mà Bộ Công Thương đang triển khai là cần thiết.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục chú trọng thông tin, tuyên truyền về điều hành giá xăng dầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường./.
>>>Họp báo Chính phủ: Ba biện pháp kiềm chế tăng giá xăng dầu
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Giá xăng tăng cao lịch sử, chuyên gia hiến kế lái xe tiết kiệm nhiên liệu
14:50' - 02/06/2022
Trong bối cảnh xăng tăng giá cao nhất lịch sử, vượt ngưỡng 31.000 đồng/lít, các chuyên gia ô tô đưa ra 14 lời khuyên giúp việc lái xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần chính sách hỗ trợ cho đối tượng yếu thế nếu giá xăng dầu tăng quá cao
19:31' - 01/06/2022
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trong trường hợp giá xăng dầu tăng quá cao, cần tính toán đến các công cụ như chính sách an sinh hỗ trợ cho đối tượng yếu thế.
-
Kinh tế Việt Nam
Linh hoạt trong kiềm chế giá xăng dầu tăng cao
19:30' - 01/06/2022
Đảm bảo linh hoạt trong kiềm chế giá xăng dầu tăng cao. Đó là ý kiến của đại biểu Bùi Mạnh Khoa (Thanh Hóa) tại phiên thảo luận hội trường chiều 1/6.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30'
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
-
Tài chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành kho bạc
16:23' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Phú Thọ cho biết đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá các quy trình, hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; gia tăng tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc.
-
Tài chính
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm
15:39' - 19/11/2024
Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm mục đích sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế đất nước phồn vinh, thịnh vượng.