Giải pháp nào để khai thác lợi thế nông sản bản địa?
Hiện đơn vị đã sưu tầm, bảo tồn được 32 loài trà hoa vàng của Việt Nam. Trong số đó, chiếm chủ yếu và diện tích nhiều hơn cả là giống trà hoa vàng Cúc Phương, với diện tích trên 6,9 ha vùng nguyên liệu. Đây cũng là vùng trồng trà hoa vàng đầu tiên và với diện tích lớn nhất trong cả nước.
Sản phẩm “Trà hoa vàng Cúc Phương” đã được tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao và là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu xuất sắc tỉnh Ninh Bình” năm 2021. Ông Phạm Tiến Duật, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn dược liệu Vũ Gia cho biết, thời gian tới, công ty sẽ mở rộng vùng nguyên liệu, chuẩn hóa khâu chọn giống, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cấp về mẫu mã, chế biến theo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm...Đồng thời, không ngừng mở rộng thị trường trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế. Qua đó giúp khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, lan tỏa thương hiệu sản phẩm không chỉ của huyện Nho Quan mà còn cho tỉnh Ninh Bình.
Ông Bùi Văn Thể, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nho Quan cho biết, thời gian qua, trên cơ sở khảo sát, đánh giá các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện đã tập trung phát triển sản phẩm theo các nhóm hàng hóa, bao gồm, thảo dược, thực phẩm, đồ uống... Từ đó quan tâm định hướng, tư vấn, giúp chủ thể nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng nhằm phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, làng nghề truyền thống của địa phương. Trong quá trình triển khai, cùng với quan tâm phát triển vùng nguyên liệu, chế biến sản phẩm, xây dựng sản phẩm mới, huyện Nho Quan cũng tạo điều kiện và tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, sản phẩm đặc sản, đặc hữu nhằm nâng cao giá trị nông sản. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện văn hóa, du lịch, các sàn thương mại điện tử, kênh bán hàng trực tuyến… để lan tỏa các sản phẩm đặc thù, độc đáo, đặc sắc của địa phương đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. * Nâng cao giá trị nông sản bản địa Ninh Bình không có nhiều lợi thế về sản xuất hàng hóa lớn với các vùng nguyên liệu quy mô lớn và các nhà máy chế biến công suất lớn. Do đó, tỉnh tập trung phát triển, chuẩn hóa các sản phẩm từ nông nghiệp, từ ngành nghề nông thôn có lợi thế ở từng địa phương, từ các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, hình thành các chuỗi giá trị nhỏ, hướng tới phục vụ du lịch của tỉnh.Việc phát triển nông sản bản địa gắn với Chương trình OCOP không chỉ phát huy lợi thế, điều kiện sản xuất từng địa phương, hình thành vùng nguyên liệu, mà còn góp phần chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang mô hình chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Thời gian qua, Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ xây dựng thương hiệu theo đặc trưng vùng miền, tiếp thêm động lực thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn với hình thành chuỗi giá trị bền vững, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, Ninh Bình đã khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là đặc sản đặc trưng riêng có, mà còn trở thành “sứ giả” quảng bá hình ảnh văn hóa, lịch sử của vùng đất Cố đô. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2022 – 2025, Ninh Bình định hướng phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh theo 5 tiểu vùng sinh thái, gắn với phục vụ du lịch, gồm, tiểu vùng đồi núi bán sơn địa, tiểu vùng trũng, tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đô thị, tiểu vùng ven biển. Mỗi tiểu vùng đã được định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản riêng.Hiện nay, quy hoạch nông nghiệp, nông thôn Ninh Bình cũng đã được tích hợp vào các quy hoạch chung của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng thuận thiên, hữu cơ, tuần hoàn, tích hợp đa giá trị. Đây chính là cơ sở để nông nghiệp Ninh Bình dần tạo dựng được bản sắc riêng, khác biệt với các địa phương trên cả nước.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình cho biết, trên cơ sở xác định rõ các sản phẩm thế mạnh, đặc thù của từng vùng sinh thái, Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng các thương hiệu nông sản, xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại; tập trung đào tạo, kiến thức kỹ năng phát triển thị trường cho các chủ thể, hỗ trợ, hình thành các dòng sản phẩm làm quà biếu, tặng gắn với lịch sử, văn hóa địa phương.Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với các đơn vị có liên quan khảo sát, mở rộng phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp, xây dựng các tour, tuyến đưa du khách đến trải nghiệm, tham quan, mua sắm ngay tại các làng nghề truyền thống và cơ sở sản xuất các sản phẩm nông sản đặc thù của tỉnh.
Thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cũng xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc sản, sản phẩm có lợi thế, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch nông thôn; gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng và bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa và xây dựng nông thôn mới bền vững, đưa vị thế nông sản của tỉnh lên tầm cao mới, góp phần đưa nông nghiệp Ninh Bình phát triển toàn diện, bền vững./.- Từ khóa :
- Ninh bình
- nông sản bản địa
- sản phẩm đặc trưng
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
21:39' - 22/08/2024
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp trung ương tăng kết nối, sử dụng sản phẩm trong ngành
16:02' - 20/08/2024
Doanh nghiệp trung ương tăng cường kết nối, thúc đẩy sử dụng sản phẩm chéo của nhau của các doanh nghiệp là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay.
-
Thị trường
Quảng bá, kết nối tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội
10:50' - 16/08/2024
Tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), Ban tổ chức trưng bày 18 gian hàng, giới thiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên và các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên).
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Hoa Đà Lạt rớt giá mạnh
22:09' - 20/01/2025
Ghi nhận ngày 20/1 (tức 21 tháng Chạp Âm lịch) tại làng hoa Thái Phiên (Phường 12, thành phố Đà Lạt) không mấy nhộn nhịp dù đang trong cao điểm thu hoạch hoa cho dịp ông Công ông Táo.
-
Thị trường
Giá ca cao quay lại vùng đỉnh hơn 11.000 USD/tấn
09:14' - 20/01/2025
Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá mặt hàng ca cao cũng tăng vọt gần 6%.
-
Thị trường
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
07:10' - 19/01/2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự.
-
Thị trường
Giá gạo Ấn Độ chạm "đáy" của 18 tháng
20:27' - 18/01/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ hiện đã giảm xuống mức thấp nhất của 18 tháng, do áp lực từ việc đồng rupee bị mất giá kỷ lục và nguồn cung dồi dào.
-
Thị trường
Thị trường hàng hóa dồi dào phục vụ ngày ông Công, ông Táo
14:01' - 18/01/2025
Để tiễn ông Táo về trời sau một năm ở cùng con dân dưới hạ giới, người ta bày mâm cúng đủ đầy lễ vật với cá chép làm phương tiện cho ông Táo bay về trời.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ "tăng nhiệt" trong 4 tuần qua
13:35' - 18/01/2025
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần 17/1, nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp.
-
Thị trường
Giá cà phê quay đầu suy yếu trước áp lực nguồn cung
09:21' - 17/01/2025
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (17/1) ghi nhận ở mức 115.000 - 115.500 đồng/kg, giá giảm 600 - 800 đồng/kg so với ngày hôm qua.
-
Thị trường
Giá xăng dầu đồng loạt tăng
15:30' - 16/01/2025
Giá dầu diesel tăng 539 đồng/lít, lên mức 19.782 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 tăng 319 đồng/lít, lên mức 20.750 đồng/lít.
-
Thị trường
IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
18:45' - 15/01/2025
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 15/1 đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2025 ở mức 20.000 thùng/ngày xuống 1,06 triệu thùng/ngày.