Giải pháp nào để tăng năng suất lao động quốc gia?
Ngày 28/4 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo “Năng suất lao động ở Việt Nam – Nguồn gốc và thách thức cho sự tăng trưởng”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào năng suất trong khu vực doanh nghiệp mà VCCI được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 4/2/2020 về các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia.
Tại hội thảo, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, với mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam cần tăng năng suất lao động quốc gia. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mạnh trong việc cải thiện năng suất lao động. Nhờ đó đã có những cải thiện đáng kể cả về giá trị và tốc độ tăng năng suất lao động.
Cụ thể, năng suất lao động năm 2020 tính theo giá so sánh với năm 2010 chỉ tăng 5,4%, đạt mức 117,94 triệu đồng/lao động theo giá hiện hành (tương đương 5.081 USD/lao động). Mức tăng này cao hơn khi so sánh với các quốc gia trong khu vực.
Giai đoạn năm 2016 - 2020, năng suất lao động của Việt Nam cũng được cải thiện rõ nét với mức tăng bình quân 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 - 35%). Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô, lao động giá rẻ, mở rộng tín dụng…, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là 5,11%, cao hơn mức trung bình của ASEAN (3,11%) và cao hơn hầu hết các quốc gia ASEAN, chỉ đứng sau Campuchia. Mặc dù có mức tăng trưởng năng suất lao động cao, nhưng tốc độ của Việt Nam chưa đủ nhanh để có thể thu hẹp khoảng cách với nhiều quốc gia khác như Trung Quốc và Ấn Độ.Theo ước tính của ILO, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020, thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần so với Trung Quốc; 3 lần so với Thái Lan, 2 lần so với Philippines và 26 lần so với Singapore. Báo cáo 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) cũng cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm. Điều này cho thấy Việt Nam cần phải có nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong việc cải thiện năng suất quốc gia.
Như vậy, không giống như các nước đã đạt được sự phát triển cao về kinh tế, Việt Nam chưa trải qua giai đoạn tăng lên rất nhanh về năng suất. Đây là điều cho phép một nền kinh tế cất cánh đến thu nhập cao, ông Lộc khẳng định. Theo đó, Đại hội Đảng khóa XIII đã đề ra mục tiêu là đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, Việt Nam phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Cũng tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS) cho hay, Báo cáo Năng suất Việt Nam do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội và Viện Chính sách quốc gia Nhật Bản phối hợp thực hiện đã chỉ ra các nguồn gốc cho sự tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam trong thời gian qua theo 3 giai đoạn.
Theo đó, giai đoạn đầu, Việt Nam tích cực xóa bỏ các rào cản thị thường và hội nhập một cách quyết đoán vào cộng đồng quốc tế. Những nỗ lực này khởi đầu cho sự tăng trưởng đáng kể năng suất lao động Việt Nam và đạt đỉnh 7,13% vào năm 1995.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ giữa thập niên 1990, năng suất lao động tăng trưởng chậm lại và nền kinh tế Việt Nam liên tiếp bị xáo trộn bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
Giai đoạn thứ ba (tính từ năm 2013 đến nay), tình hình bắt đầu có sự cải thiện và tăng trưởng năng suất lao động dần bắt kịp tốc độ của giai đoạn đầu tiên (cho đến khi đại dịch COVID-19 tấn công nền kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu vào năm 2020). Động lực chính của tăng trưởng đã chuyển từ nặng về đầu tư sang cải thiện hiệu quả đúng nghĩa.
Theo ông Thành, báo cáo đã phân tích năng suất lao động theo từng nhóm ngành kinh tế như công nghiệp-xây dựng, nông lâm nghiệp thủy sản và dịch vụ) và các khu vực kinh tế như khu vực nhà nước, tư nhân và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để từ đó chỉ ra những sự khác nhau trong việc tăng năng suất của từng khu vực.Bàn về những thách thức trong cải thiện năng suất lao động của Việt Nam và đề xuất hệ thống công cụ cải thiện năng suất quốc gia, GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản cho biết, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Nhật Bản và Tổ chức năng suất châu Á (APO)... một số chương trình cải thiện năng suất của Việt Nam đã được triển khai trong thời gian qua, góp phần không nhỏ cho kết quả tăng năng suất lao động của Việt Nam trong hiện tại. Có 10 công cụ tăng năng suất lao động mà Nhật Bản đã tiến hành và đạt được không ít kết quả tốt ở tại Nhật Bản cũng như nhiều nước châu Á khác và trên thế giới nhưng lại chưa được vận dụng hiệu quả tại Việt Nam. Việt Nam nên học hỏi các công cụ này một cách cẩn trọng và lựa chọn thực hành theo trình tự thích hợp tùy vào tình hình và điều kiện thực tế của Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng hợp tác xa hơn nữa và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang sẵn sàng hỗ trợ, giúp Việt Nam gia tăng năng suất lao động một cách hiệu quả và Ngoài ra, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như hiện nay, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, trong nền kinh tế cũng sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy năng suất lao động.Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tính cho cả giai đoạn 2020 - 2030, trung bình mỗi năm, chỉ riêng kinh tế số đóng góp từ 7% cho đến 16,5% trong 100% tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tổng thể. Theo đó, có thể thấy đóng góp của kinh tế số là rất quan trọng đến năng suất và hiệu quả của nền kinh tế, và là một động lực mới cho cải thiện nhanh chóng năng suất lao động, ông Thành khuyến nghị./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- khủng hoảng
- COVID-19
- lao động
- năng suất
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN xem xét tính khả thi xây dựng chỉ số năng suất lao động khu vực
13:13' - 24/02/2021
Ban Thư ký ASEAN đang xem xét tính khả thi của việc xây dựng chỉ số năng suất lao động ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng ban hành kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất lao động
07:39' - 13/01/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35' - 01/07/2025
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.