ASEAN xem xét tính khả thi xây dựng chỉ số năng suất lao động khu vực
Ngày 23/2, Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã công bố Báo cáo nghiên cứu khu vực về năng suất lao động, cung cấp phân tích về thực trạng năng suất lao động tại các nước thành viên và xem xét tính khả thi của việc xây dựng chỉ số năng suất lao động ASEAN.
Sự kiện trên thu hút sự tham dự của đại diện Bộ Lao động các quốc gia thành viên ASEAN, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên đoàn chủ sử dụng lao động ASEAN (ACE), Hội đồng Công đoàn ASEAN (ATUC), và Tổ chức Năng suất Châu Á (APO).
Phát biểu tại sự kiện, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng văn hóa-xã hội Kung Phoak nhấn mạnh tầm quan trọng của năng suất lao động trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của khu vực.
Phó Tổng thư ký Kung Phoak cho rằng trong bối cảnh thế giới việc làm đang thay đổi, kinh tế số, toàn cầu hóa và già hóa dân số, ASEAN cần có các chiến lược hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lao động. Báo cáo nghiên cứu cung cấp các phân tích và khuyến nghị hữu ích về vấn đề này.
Chia sẻ quan điểm trên, Tổng thư ký APO, ông Achmad Kurnia Prawira Mochtan nhấn mạnh rằng nguồn vốn con người cần đóng vai trò trung tâm hơn trong việc tăng năng suất lao động.
Báo cáo nghiên cứu khuyến nghị tăng cường đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực và thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời nhằm hỗ trợ tăng năng suất lao động trong dài hạn.
Nghiên cứu về năng suất lao động tại khu vực ASEAN là một dự án nằm trong Kế hoạch công tác giai đoạn 2016-2020 của Nhóm công tác về các điển hình lao động tiên tiến nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong ASEAN (SLOM-WG) thuộc Hội nghị quan chức cấp cao về lao động ASEAN (SLOM)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Năng suất lao động giảm tốc trong quý III/2020
08:03' - 09/11/2020
Bộ Lao động Mỹ cho biết trong quý III/2020 năng suất lao động của nước này đã tăng 4,9%, chậm hơn mức tăng 10,6% trong quý trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Áo khẳng định không có ý định gia nhập NATO
09:48'
Thủ tướng Áo Karl Nehammer khẳng định nước này sẽ duy trì trạng thái trung lập về quân sự.
-
Kinh tế Thế giới
Nga khẳng định sẽ ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ III
09:47'
Nga sẽ không để xảy ra Chiến tranh thế giới thứ III, nhưng sẽ phản ứng ngay lập tức và rất mạnh trong trường hợp bị tấn công.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý I/2022
09:41'
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong quý I/2022, nền kinh tế nước này tăng trưởng âm, chủ yếu do tác động tiêu cực của các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Nhật Bản khó “dứt tình” với khí đốt Nga?
05:30'
Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ cùng với các thành viên G7 loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga, tuy nhiên, Nhật Bản khẳng định vẫn tham gia hai dự án dầu mỏ và LNG của Nga ở Sakhalin.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Phần Lan phê chuẩn đề xuất gia nhập NATO
21:48' - 17/05/2022
Ngày 17/5, với 188 phiếu thuận và 8 phiếu chống, Quốc hội Phần Lan đã phê chuẩn đề xuất xúc tiến quy trình để nước này trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch nghiêm trọng nhất
20:25' - 17/05/2022
Thượng Hải, thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, vừa qua đã trở thành tâm điểm của làn sóng dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế đang phát triển đối mặt sức ép từ lạm phát thực phẩm
18:00' - 17/05/2022
Việc mua sắm thực phẩm thiết yếu giờ đây đã trở thành một điều xa xỉ đối với hàng triệu người dân sinh sống tại các nền kinh tế đang phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
17:44' - 17/05/2022
Ngày 17/5, Chính phủ Ấn Độ thông báo quyết định nới lỏng xuất khẩu lúa mỳ sau khi ra lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này.
-
Kinh tế Thế giới
Anh khẳng định không muốn chiến tranh thương mại với EU
17:43' - 17/05/2022
Ngày 17/5, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland của Anh, ông Brandon Lewis nhận định chiến tranh thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) là không cần thiết và sẽ không có lợi cho bên nào.