Giải pháp nào giúp doanh nghiệp ứng phó các biện pháp phòng vệ thương mại?
Bộ Công Thương cho biết đang đẩy mạnh việc hỗ trợ các ngành sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong thương mại quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 9 vừa qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra gần 200 vụ việc phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD.
Đáng lưu ý, số lượng và kim ngạch các vụ việc đang tăng nhanh trong thời gian qua. Trong cả năm 2019 mới ghi nhận 16 vụ việc khởi xướng mới nhưng chỉ 9 tháng năm 2020 đã ghi nhận số lượng vụ việc tăng gấp đôi lên 32 vụ việc.
Hơn nữa, đa số hàng hóa bị điều tra đều là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sản xuất từ nhôm, thép dẹt, thép ống, sợi, tôm, cá, gỗ dán, đến gạch, kính, thiết bị vệ sinh, hóa chất... Các thị trường thường xuyên điều tra phòng vệ thương mại hàng xuất khẩu của Việt Nam là Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Australia.
Do đó, tổng số vụ việc các nước này điều tra đã chiếm tới 62% các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, gần đây các nước ASEAN cũng rất tích cực điều tra phòng vệ thương mại với 38 vụ việc, chiếm tỷ lệ 20%.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, thời gian qua, Bộ đã đẩy mạnh việc cảnh báo sớm thông qua việc thường xuyên cung cấp, cập nhật danh mục các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ để các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường giám sát, theo dõi và có các biện pháp xử lý phù hợp.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng tập trung cảnh báo và khuyến nghị doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xử lý vụ việc; chủ động cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc.
Hơn nữa, khi vụ việc bị khởi xướng điều tra, hướng dẫn, tư vấn các vấn đề pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/thông lệ điều tra của nước khởi kiện và hướng xử lý cho doanh nghiệp; chủ trì, phối hợp với các bộ/ngành, UBND tỉnh liên quan, tham gia hợp tác, trả lời bản câu hỏi điều tra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xử lý vụ việc.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, Bộ Công Thương đều có ý kiến với cơ quan quản lý, cơ quan điều tra của nước ngoài đề nghị đối xử khách quan với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tuân thủ đúng quy định của WTO.
Theo ông Lê Triệu Dũng, việc kháng kiện, hỗ trợ các ngành sản xuất, xuất khẩu ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài đã thu được kết quả tích cực.
Đến nay, Việt Nam đã kháng kiện thành công về không áp thuế, chấm dứt áp dụng biện pháp với 65/151 vụ việc đã kết thúc điều tra, chiếm tỷ lệ khoảng 43%.
Cùng với đó, nhiều mặt hàng như thủy sản, sắt thép, gỗ, mặc dù bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhưng nhiều doanh nghiệp chỉ bị áp mức thuế 0% hoặc rất thấp, giúp duy trì và tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada.
Mặt khác, các hoạt động cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức cho các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp.
Bộ Công Thương đã ban hành và triển khai Quyết định 1347/QĐ-BCT về nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tập trung vào việc cung cấp thông tin, kiến thức cho các hiệp hội doanh nghiệp.
Việc thực hiện các chương trình, hoạt động hỗ trợ, phổ biến thông tin, kiến thức về phòng vệ thương mại do Bộ Công Thương, VCCI, các hiệp hội ngành hàng tổ chức, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về các biện pháp phòng vệ thương mại đã có chuyển biến tích cực so với trước đây.
Đáng lưu ý, nhằm khai thác hiệu quả, bền vững các FTA, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ và Nghị quyết của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Nhận định về vấn đề này, các chuyên gia thương mại cho rằng, việc ban hành các chính sách này khẳng định quan điểm của Việt Nam quyết tâm ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh bất hợp pháp các biện pháp phòng vệ thương mại và định hướng phát triển sản xuất, xuất khẩu theo hướng bền vững, được các đối tác thương mại đánh giá cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ và Bộ Công Thương, việc ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu đòi hỏi sự tích cực, chủ động tham gia của cộng đồng doanh nghiệp.
Vì vậy, để giảm thiểu tác động tiêu cực của các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương khuyến nghị, các ngành sản xuất, xuất khẩu và doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, tránh phát triển quá nóng vào một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên xem việc phòng vệ thương mại là một phần trong chiến lược sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu.
Không những thế, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại cũng chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương trong quá trình xuất khẩu sang các nước; tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ.
Đặc biệt, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý vụ việc./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA
11:10' - 30/09/2020
Bộ Công Thương đang triển khai lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân để hoàn thiện Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều về các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian nộp bản bình luận với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
10:01'
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo gia hạn thời gian nộp bình luận và phản biện trong vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm đối với mặt hàng tủ gỗ nội thất của Việt Nam tới ngày 7/7/2022.
-
DN cần biết
Tăng lực để trái cây Việt tiếp cận những thị trường "khó tính"
14:36' - 01/07/2022
Đến nay, trái cây của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, có nhiều thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc.
-
DN cần biết
Pháp cấm gắn mác "thịt" với các sản phẩm thay thế từ thực vật
12:01' - 01/07/2022
Theo một sắc lệnh của chính phủ Pháp công bố ngày 30/6, các sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật sẽ không được phép dán nhãn là “bít tết” hoặc “xúc xích".
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Tuần giao thương doanh nghiệp công nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam
19:56' - 30/06/2022
Từ ngày 4-8/7/2022 sẽ tổ chức Tuần Giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cơ bản của Hàn Quốc (PPURI Industry) với các nhà nhập khẩu Việt Nam.
-
DN cần biết
Hướng tới xây dựng nền kinh tế phi phát thải
17:47' - 30/06/2022
Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố cho thấy, khu vực tư nhân chiếm đến 70% trong nhu cầu đầu tư về biến đổi khí hậu của Việt Nam.
-
DN cần biết
Các hãng hàng không có tỷ lệ số chuyến bay cất cánh chậm giờ cao nhất
17:45' - 30/06/2022
Theo Cục Hàng không Việt Nam, số chuyến bay bị chậm chuyến trong tháng 6 lên tới 5.602 chuyến, chiếm tỷ lệ 18,2%, tăng hơn 15,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
-
DN cần biết
Tp.Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ từ EU
15:44' - 30/06/2022
Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ đứng đầu các chuỗi sản xuất, có sử dụng công nghệ cao, có thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển...
-
DN cần biết
Gắn trách nhiệm doanh nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm
13:11' - 30/06/2022
Doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch và kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ đầu vào nhằm đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
-
DN cần biết
Tích hợp dữ liệu, nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp
16:41' - 29/06/2022
Thách thức lớn nhất với các thương hiệu ngày nay là chưa tìm được giải pháp hiệu quả để khắc phục những đứt gãy trong hoạt động marketing suốt hành trình của người tiêu dùng.