Giải pháp phòng vệ thương mại phù hợp với cam kết quốc tế
Trước dự báo xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới gia tăng trong năm 2021, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với luật lệ và cam kết quốc tế.
Theo ông Lê Triệu Dũng-Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài; tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp.
Cùng với đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy nhanh hoàn thành các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đang diễn ra nhằm kịp thời có các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Ngoài ra, trong năm 2021 Bộ cũng tiến hành triển khai xây dựng và hoàn thành hệ thống cảnh báo sớm nhằm kịp thời cảnh báo nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại với một số mặt hàng xuất khẩu cụ thể của Việt Nam để các doanh nghiệp có phương án chuẩn bị.
Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ giao về tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Lê Triệu Dũng cho biết, kể từ khi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam đã mở cửa thị trường và cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Điều này đặt các doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa nhập khẩu.
Bởi vậy, biện pháp phòng vệ thương mại đã đóng vai trò quan trọng để đảm bảo nền kinh tế có thể hội nhập hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực tới doanh nghiệp.
Giai đoạn 2016 tới tháng 12/2020, Bộ Công Thương đã áp dụng điều tra 13 biện pháp phòng vệ thương mại đối với phân bón DAP; bột ngọt; các sản phẩm sắt, thép như phôi thép, thép dài, thép mạ, thép hình, tôn màu và màng BOPP...
Qua thực tế cho thấy, đến nay, biện pháp phòng vệ thương mại đã được áp dụng đều đem lại hiệu quả tích cực cho các ngành sản xuất trong nước, khắc phục thiệt hại do sự gia tăng của hàng nhập khẩu gây ra.
Cũng theo ông Lê Triệu Dũng, thời gian qua, các cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp đã tích lũy được năng lực và kinh nghiệm về phòng vệ thương mại nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đòi hỏi phải xây dựng khung khổ chính sách, pháp luật mới về phòng vệ thương mại để phù hợp với các quy định tại các FTA mà Việt Nam đã tham gia.
Hiện, vấn đề phòng vệ thương mại đang được quy định tại Chương V của Luật Quản lý ngoại thương, do chỉ là một chương trong Luật nên một số nội dung không được quy định cụ thể, dẫn đến hạn chế trong quá trình điều tra và thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại.
Mặt khác, lĩnh vực phòng vệ thương mại đòi hỏi chuyên môn sâu về pháp luật và tài chính, thường xuyên xuất hiện những vấn đề mới. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho đội ngũ cán bộ làm phòng vệ thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp. Đặc biệt, năm 2020, diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19 khiến việc điều tra phòng vệ thương mại gặp không ít khó khăn.
Cùng với những kết quả tích cực trong hoạt động xuất khẩu, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gia tăng đáng kể trong năm 2020, trong khi nguồn lực có giới hạn, tạo áp lực ngày càng lớn cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Hơn nữa, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO bị tê liệt, căng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn tiếp tục diễn ra, một số thị trường gia tăng xu thế bảo hộ và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không phù hợp đặt ra ngày càng nhiều vấn đề cần giải quyết.
Vậy nên, trong năm 2021 do chính sách bảo hộ của một số thị trường cũng như ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến cũng sẽ lớn hơn trong giai đoạn sắp tới.
Điều này sẽ khiến cho các ngành hàng sản xuất trong nước đứng trước những thách thức, khó khăn mới, nhất là khi thực hiện các cam kết từ nhiều FTA quan trọng và có mức độ cạnh tranh khốc liệt.
Vì thế, Bộ Công Thương đã đưa ra khuyến cáo tới doanh nghiệp, ngành hàng cần có sự chuẩn bị, trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại, đặc biệt là các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam và của các thị trường đang và sẽ xuất khẩu; chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại.
Mặt khác, các doanh nghiệp và ngành hàng phải chủ động theo dõi tình hình nhập khẩu các mặt hàng liên quan để kịp thời phát hiện dấu hiệu hàng hóa bán phá giá, trợ cấp, nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép và màng BOPP
16:05' - 05/01/2021
Bộ Công Thương ban hành các Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm thép và màng BOPP cho năm 2020 và năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Nestlé MILO là nhà tài trợ chính Giải Bóng đá Nhi đồng toàn quốc 2022- Cúp Nestlé MILO
19:19' - 17/05/2022
Nestlé MILO nhà tài trợ chính giải bóng đá Nhi đồng toàn quốc 2022, Nestlé MILO sẽ tài trợ nhiều hạng mục gồm: đồng phục thi đấu, sữa và nước uống cùng giải thưởng cho các cầu thủ và đội bóng
-
DN cần biết
Bộ Công Thương dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc và Trung Quốc
11:34' - 17/05/2022
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT về việc chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
-
DN cần biết
McDonald's rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga
08:33' - 17/05/2022
Hãng đồ ăn nhanh McDonald's (Mỹ) thông báo sẽ rút khỏi Nga và bán lại toàn bộ hoạt động kinh doanh tại nước này.
-
DN cần biết
Gia hạn thuế với ô tô trong nước giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính
18:34' - 16/05/2022
Việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước sẽ giúp doanh nghiệp thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
-
DN cần biết
Ngăn chặn vi phạm trên sàn thương mại điện tử
14:48' - 16/05/2022
Dịch COVID-19 sau 2 năm đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng thương mại điện tử và xu hướng mua sắm đa kênh có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều nhất trong nhóm người tiêu dùng phục hồi sau dịch.
-
DN cần biết
Chuyển đổi số của doanh nghiệp logistics còn nhiều khó khăn
17:49' - 15/05/2022
Khảo sát mới nhất của Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam cho thấy, chuyển đổi số là quá trình đang phát sinh nhiều khó khăn, rào cản với doanh nghiệp logistics.
-
DN cần biết
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2022- Nhiều tour độc lạ đón khách dự SEA Games 31
17:23' - 15/05/2022
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2022, đúng dịp diễn ra SEA Games 31 là cơ hội tốt để giới thiệu điểm đến du lịch Hà Nội an toàn, thân thiện, cùng các sản phẩm đa dạng tới bạn bè trong nước và quốc tế.
-
DN cần biết
Không bỏ thanh toán bảo hiểm y tế với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
09:46' - 15/05/2022
Sáng 15/5, Bộ Y tế đã có thông tin về việc thực hiện hình thức đấu thầu, hoá chất, đặt máy, mượn máy đang thực hiện trong các cơ sở y tế.
-
DN cần biết
Ecuador sắp đấu thầu 4 siêu dự án vốn 12,7 tỷ USD
06:00' - 15/05/2022
Công ty dầu khí quốc gia Ecuador Petroecuador thông báo đang chuẩn bị lịch trình đấu thầu bốn siêu dự án với tổng vốn đầu tư 12,7 tỷ USD.