Giải pháp sử dụng phương thức thanh toán kỹ thuật số
Theo tin từ Visa - công ty công nghệ thanh toán toàn cầu chuyên cung cấp các giải pháp sử dụng phương thức thanh toán kỹ thuật số cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các ngân hàng và Chính phủ, những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực, thu hút đáng kể vốn đầu tư trung hạn từ nước ngoài (FDI).
Để khuyến khích tăng trưởng, Chính phủ đã tập trung vào việc thúc đẩy đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến với các chính sách hỗ trợ nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia không tiền mặt, tăng cường thanh toán số giữa người tiêu dùng, đơn vị kinh doanh và doanh nghiệp trên toàn quốc.
Với tốc độ tăng trưởng và nhu cầu số hóa trong thanh toán ngày càng tăng cao, giao thương giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là một lĩnh vực cần được ưu tiên hiện đại hóa. Tuy nhiên, chuyển khoản ngân hàng vẫn đang là phương thức thanh toán chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi tiêu thương mại với ước tính đạt khoảng 330 tỷ USD/năm. Điều này là do nhận thức của thị trường đối với thẻ tín dụng doanh nghiệp còn chưa thấu đáo, cũng như nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nắm rõ những lợi ích tài chính to lớn và thiết thực mà loại thẻ này mang lại. Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết: “Khi hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp ngày càng phát triển và quốc tế hóa, việc thực hiện giao dịch nhanh và hiệu quả sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu. Tính liền mạch và an toàn của thanh toán số cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh tốt hơn, tiết kiệm chi phí đáng kể và tối ưu hóa nguồn tài chính. Thẻ doanh nghiệp Visa sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi này và giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.” Theo bà Dung, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm 98% trong số 760.000 doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc áp dụng các phương thức thanh toán hiện đại sẽ góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng mong muốn. Trên thực tế, một số doanh nghiệp nhỏ đang cho thấy khả năng phục hồi và thích nghi nhanh chóng. Có tới 67% doanh nghiệp nhỏ đã thay đổi cách tiếp cận để duy trì hoạt động kinh doanh của mình kể từ khi đại dịch COVID-19 lan rộng; 28% doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện quảng cáo trên mạng xã hội, tiếp theo là các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán trực tuyến (27%), cho phép thanh toán không tiếp xúc như thanh toán qua di động hoặc thẻ (20%) và cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà (20%). Một lợi ích khác của thẻ Visa doanh nghiệp là tối ưu hóa thời gian và nguồn lực doanh nghiệp. Khảo sát do Visa thực hiện ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng, trung bình các doanh nghiệp vừa và nhỏ dành 60 giờ mỗi tháng cho công việc hành chính như lập hóa đơn, đối chiếu và chi trả. Một trong những trở ngại lớn khi thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng là thời gian xử lý chuyển tiền và đối chiếu giao dịch có phần rườm rà, tốn thời gian và có thể xảy ra sai sót dẫn đến chậm trễ.Sử dụng thẻ doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiết kiệm đáng kể thời gian của nhân viên kế toán tài chính, nhờ vào quá trình xử lý nhanh chóng và tự động phân chia các khoản chi tiêu. Bằng cách làm cho các bộ phận này hoạt động hiệu quả hơn, các công ty sẽ có thêm thời gian và nguồn lực để tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp của mình.
Mặc dù, việc chuyển khoản ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán truyền thống sẽ giúp tiết kiệm thời gian và quản lý dòng tiền linh hoạt hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các loại thẻ doanh nghiệp lại mang đến nhiều ưu thế hơn.Thông qua việc sử dụng các ưu đãi dành cho thẻ doanh nghiệp như ngày miễn lãi suất và thanh toán trả góp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có được những giải pháp thay thế để tiếp cận và mở rộng dòng vốn lưu động, từ đó có thể thúc đẩy sự phát triển của công ty. Thẻ doanh nghiệp cũng giúp cải thiện khả năng dự báo dòng tiền và cho phép tối ưu hóa vốn lưu động, điều này cũng có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp về lâu dài.
Ngoài việc giúp quản lý dòng tiền tốt hơn, thẻ doanh nghiệp còn có những ưu đãi như hoàn tiền, khuyến mại... để số hóa các khoản thanh toán của doanh nghiệp. Visa và hơn 30 nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác hiện đã có các chính sách giảm giá nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho chủ thẻ doanh nghiệp Visa. Bằng cách sử dụng chương trình ưu đãi của các nhà cung cấp dịch vụ trọng yếu, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ và dịch vụ mới, giúp công ty ngày một tăng trưởng./.- Từ khóa :
- thanh toán số
- thanh toán không dùng tiền mặt
- visa
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Dấu ấn của SeABank trong thị trường thanh toán không dùng tiền mặt
17:30' - 17/01/2021
Ngân hàng SeABank cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam áp dụng công nghệ bảo mật chip EMV cho thẻ quốc tế SeABank.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Thái Lan lên kế hoạch phát tiền mặt cho người dân
08:21' - 13/01/2021
Bộ Tài chính Thái Lan được giao lên kế hoạch chi tiết của việc phát tiền mặt, có thể dưới hình thức phát 3.500 baht mỗi tháng trong vòng 2 tháng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.