Giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải – Bài 3: Chưa có chế tài ràng buộc
Đó là thông tin từ ông Châu Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý xây dựng Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT) cho hay. Đặc biệt là trách nhiệm với tiến độ thực hiện GPMB.
Ông Châu Anh Tuấn cho biết, theo luật pháp quy định, công tác bồi thường GPMB thuộc trách nhiệm tỉnh và các cấp chính quyền địa phương, bao gồm rất nhiều việc như duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, ra thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất, xây dựng tổ chức dịch vụ công về đất đai để thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, duyệt giá đất cụ thể..... Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp đủ hồ sơ dự án theo yêu cầu và cấp đủ kinh phí đền bù, cũng như tham gia vào hội đồng bồi thường.
Trên thực tế, đại đa số cán bộ thực thi công tác này tại các địa phương đều được đào tạo từ các trường lớp chuyên ngành, cần mẫn, nhiệt tình, hợp tác tốt với dự án để lập hồ sơ, vận động nhân dân GPMB cho dự án.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung (CPMB), phần lớn cán bộ lại ngại va chạm. Họ chỉ triển khai cái rõ ràng, dễ dàng, khi vướng mắc dừng lại ngay hay tìm cách thoái thác trách nhiệm cho người khác.
Ngoài ra, văn bản chỉ đạo từ các Sở ngành (đơn vị tham mưu của tỉnh) còn có nội dung chung chung, gây nhiều khó khăn cho đơn vị cấp dưới triển khai. Cũng do tiến độ dự án, các đơn vị thi công sẵn sàng chi trả thêm 1 khoản tiền cho gia đình để được thi công sớm (số tiền này chỉ mang tính thỏa thuận) nên vô hình chung đã tạo một thói quen, một nhận thức méo mó trong thống nhất phương án bồi thường theo đơn giá quy định. Theo CPMB, công tác đền bù phục vụ thi công hiện nay chưa được Nhà nước quy định cụ thể về nội dung này. Các địa phương đều cho rằng đây là việc thương lượng giá cả của nhà thầu thi công với chủ tài sản.Về vấn đề đền bù thi công, đền bù các hư hại do thi công gây ra, hiện nay các đơn vị thi công đang muốn áp dụng theo hình thức khoán gọn, nhưng do chưa có quy định mang tính ràng buộc pháp lý nào, nên vấn đề này đang chứa những rủi ro cao trong tiến độ thỏa thuận mức đền bù hư hại.
Điều này cũng dẫn đến hệ quả là đất thu hồi, cây trên đất thu hồi và cây trong hành lang phải chặt bỏ với đơn giá quy định, thường là thấp hơn giá thực tế, nhưng đất tạm, cây trên đất tạm cũng của hộ này, thường họ sẽ làm căng, gây khó cho đơn vị thi công để mong nhận được khoản tiền cao hơn giá bồi thường nhiều lần, làm cho công tác vận động càng thêm khó khăn và không có cơ sở để thuyết phục dân.Một số vướng mắc khác cũng đang tồn tại như chặt hạ cây, giải tỏa, cải tạo nhà (đối với di dời và cải tạo), các hộ dân sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đều không tự giải tỏa, với nhiều lý do: Trì hoãn để kéo dài thời gian thu hoạch hoa lợi; Chi phí thuê chặt hạ có khi cao hơn giá bồi thường; Tiền bồi thường hỗ trợ để di dời nhà thấp, trong khi phải thuê nhân công tháo dỡ. Vì vậy, để đảm bảo tiến độ thi công đóng điện, CPMB phải tổ chức tháo dỡ, giải tỏa cây cối.
Trưởng ban Quản lý xây dựng Châu Anh Tuấn cho rằng, tại Luật Điện lực số 28/2004/QH11 và các Nghị định liên quan đã quy định đầy đủ về hành lang an toàn lưới điện, điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây trên không có điện áp đến 220 kV, thủ tục cấp phép xây mới hoặc cơi nới cải tạo, xây mới nhà ở công trình trong hành lang bảo vệ vệ an toàn lưới điện.Cụ thể như tại điều 51 của Luật Điện lực đã quy định: “chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được phép sử dụng mái nhà hoặc bất kỳ bộ phận nào của công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ quy định về bảo vệ an toàn dây dẫn điện khi sửa chữa hoặc cải tạo nhà ở công trình”.
Đồng thời, “trước khi cấp phép cho tổ chức cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện thì cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao thế về biện pháp bảo đảm an toàn dây dẫn điện và an toàn trong quá trình xây dựng cơi nới.”
Do vậy, “với bồi thường GPMB, chúng tôi không thể chủ động được, nếu xảy ra các rủi ro khác như phải thay đổi thiết kế, năng lực nhà thầu yếu chúng tôi đều có thể bù đắp bằng các biện pháp tự chủ của mình như tăng cường nhân lực, tăng thời gian thi công hàng ngày…”, ông Tuấn nói.
Theo đánh giá của EVN NPT , bất cập chính sách và ý thức hoàn thành trách nhiệm của các cấp chính quyền sẽ quyết định chất lượng công tác bồi thường GPMB. Bất cứ địa phương nào nếu ý thức của cấp chính quyền cao thì ý thức của người dân cũng rất cao.
Vì vậy, EVN NPT cho rằng để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB các dự án truyền tải điện, bên cạnh công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu được rằng việc chấp hành luật pháp trong bồi thường GPMB là có lợi cho bản thân mình, là góp phần xây dựng đất nước phát triển, thì việc các cấp chính quyền địa phương nâng cao chất lượng quản lý đất đai, đô thị, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bồi thường GPMB sẽ là yếu tố quyết định cho công tác này.
Ví dụ có thể thực thi chế tài: “Nếu địa phương nào để người dân sử dụng đất sai mục đích, cấp chính quyền nào cấp quyết định sai thẩm quyền thì người đứng đầu cấp đó chịu trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ kinh phí do việc sử dụng đất sai mục đích gây ra”.
“Nếu có chế tài đó, chắc chắn không địa phương nào để xảy ra hiện tượng sử dụng đất sai mục đích”, Trưởng ban Quản lý xây dựng EVN NPT khẳng định.
Để khắc phục các vướng mắc còn đang tồn tại trong GPMB, theo ông Tuấn, về phía các Ban Quản lý dự án, các Công ty truyền tải điện, ngay sau khi có Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) sẽ tập trung nhân lực để thực hiện sớm các thủ tục bồi thường GPMB với từng địa phương.
Đồng thời thông báo với các cấp chính quyền địa phương kế hoạch đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải và nhu cầu sử dụng đất của các dự án sẽ triển khai tại các địa phương để địa phương chủ động và có kế hoạch chuẩn bị./.
>> Giải quyết tồn tại về giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải – Bài 1: Vướng từ quản lý đất đai
>> Giải quyết tồn tại về giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải – Bài 2: Vướng cả đơn giá đền bù
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
An toàn lưới điện cao áp tại miền Trung, Tây Nguyên – Bài 4: Phương châm bốn “tại chỗ”
07:09' - 07/11/2016
Công ty Truyền tải điện 3 đã đảm bảo lưới điện quản lý vận hành an toàn liên tục, không để xảy ra trường hợp mất điện do lụt bão với phương châm bốn “tại chỗ”.
-
Doanh nghiệp
An toàn lưới điện cao áp tại miền Trung, Tây Nguyên – Bài 3: Chủ động phòng ngừa
07:01' - 06/11/2016
Truyền tải điện Phú Yên được Công ty Truyền tải điện 3 giao nhiệm vụ quản lý 189 km đường dây 220 kV và 46 km đường dây 110 kV lưới điện truyền tải và 1 Trạm biến áp 220 kV với tổng công suất 250 MVA.
-
Doanh nghiệp
An toàn lưới điện cao áp tại miền Trung, Tây Nguyên – Bài 2: Lấy địa phương làm gốc
19:16' - 05/11/2016
Kinh nghiệm là cần tăng cường mối quan hệ với chính quyền các địa phương, địa bàn có đường dây đi qua bằng việc phối hợp và ký hợp đồng bảo vệ đường dây 500 kV.
-
Doanh nghiệp
An toàn lưới điện cao áp tại miền Trung, Tây Nguyên – Bài 1: Địa hình phức tạp
14:07' - 05/11/2016
Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có đặc thù địa hình khó khăn và thời tiết khắc nghiệt nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến bảo vệ an toàn lưới điện cao áp của đơn vị truyền tải trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Bố trí tái định cư trước Tết cho người dân bị ảnh hưởng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
18:57' - 27/11/2024
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng việc tái định cư trong giai đoạn đầu nếu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi.
-
Doanh nghiệp
EVN và NSMO ký kết thỏa thuận phối hợp
18:29' - 27/11/2024
EVN và NSMO đã cùng xây dựng nội dung thỏa thuận phối hợp nhằm tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vận hành, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho đất nước và nhân dân.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp tác tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16:35' - 27/11/2024
Ngày 27/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bốn đơn vị hàng đầu trong ngành logistics đã ký kết hợp tác “Giải pháp kho ngoại quan - Tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”.
-
Doanh nghiệp
Cuộc đua tiếp thị trực tuyến giữa Temu và Shein làm khó các nhà bán lẻ
16:30' - 27/11/2024
Theo các chuyên gia, việc Temu và Shein chi tiêu mạnh vào tiếp thị trực tuyến đang khiến chi phí tiếp cận khách hàng vào ngày Black Friday của các nhà bán lẻ và thương hiệu khác trở nên đắt đỏ hơn.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27' - 27/11/2024
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30' - 27/11/2024
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02' - 27/11/2024
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36' - 27/11/2024
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.