Giải quyết khó khăn nguồn nhân lực cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển theo hướng xanh hóa, việc Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không chỉ góp phần vào quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bền vững, đưa nền khoa học công nghệ của đất nước lên tầm cao mới, mà còn đưa ra lời giải cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia.
Đây là lựa chọn cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn mà nền kinh tế đang đòi hỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quá trình tái khởi động, vận hành dự án điện hạt nhân cần số lượng lớn các chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên sâu về lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
*Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực Theo khuyến cáo của Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và một số cơ quan về điện hạt nhân khác, nhu cầu nhân lực cho tổ chức vận hành một nhà máy điện hạt nhân với 2 tổ máy, công suất khoảng 2x1.000 MWe (2.000 MWe) cần khoảng 600 - 1.200 người có trình độ từ trung cấp đến đại học, thuộc các chuyên ngành khác nhau. Yêu cầu về thời gian đào tạo cũng như kinh nghiệm thực tiễn của một số vị trí quan trọng trong nhà máy điện hạt nhân có thể phải từ 5-10 năm.Trong điều kiện Việt Nam, để đảm bảo tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu, bảo dưỡng nhà máy an toàn, cần khoảng 1.200 người cho các vị trí như: Kiểm soát an toàn và bảo vệ bức xạ, quản lý dự án, quản lý và lãnh đạo nhà máy, vận hành khai thác - điều hành các lò, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác… Như vậy, trong trường hợp tái triển khai cả 2 dự án nhà máy điện hạt nhân (Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, công suất 2x2.000 MW), nhu cầu nhân lực tương ứng sẽ là 2.400 người.
Trong khi đó, theo nhận định của Tiến sỹ Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành Năng lượng nguyên tử là nguồn nhân lực. Ông cho rằng, chỉ tính riêng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ứng dụng, số lượng cán bộ đầu đàn cần tăng gấp 2 - 3 lần so với hiện nay mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển. Năng lượng nguyên tử là ngành rất khó học tập, nghiên cứu. Để đào tạo được một chuyên gia làm việc được phải mất trên 10 năm. Với chuyên gia đầu ngành, thời gian có thể nhiều hơn và đi kèm những điều kiện đặc biệt khác. Tiến sỹ Trần Chí Thành cho rằng, việc tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhân là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ cho ngành Năng lượng nguyên tử. Để thực hiện thành công chương trình phát triển điện hạt nhân, đòi hỏi Việt Nam phải có đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý, vận hành hùng mạnh, có năng lực khoa học công nghệ, sản xuất công nghiệp tốt hỗ trợ cho việc đảm bảo chất lượng trong triển khai xây dựng, đưa vào vận hành an toàn các nhà máy điện hạt nhân trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, cũng như nâng cao năng lực nội địa hóa, sản xuất các thiết bị điện hạt nhân. Cũng theo thông tin được ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), cho biết, hiện số nhân lực về điện hạt nhân làm việc chủ yếu trong các cơ quan của Bộ Khoa học và Công nghệ, một số trường đại học, Viện nghiên cứu và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo báo cáo của Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), ngoài nhân lực có chuyên môn trực tiếp, liên quan đến điện hạt nhân (như công nghệ hạt nhân, công nghệ lò phản ứng,…), cần một lực lượng đáng kể (chiếm hơn 50%) nhân lực phục vụ cho dự án nhà máy điện hạt nhân thuộc các ngành, lĩnh vực khác như: Cơ khí, hóa chất, vật liệu, điện, điện tử, điều khiển tự động, môi trường…Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước có liên quan chưa có kinh nghiệm cũng như sự quan tâm đến đào tạo nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân. Bên cạnh đó, số lượng giảng viên đào tạo lĩnh vực hạt nhân còn ít; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy thiếu và lạc hậu, nên hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực chuyên ngành hạt nhân còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
*Thu hút cán bộ trẻ vào làm việc trong ngành "khó" Tiến sỹ Trần Chí Thành cho biết, Viện Năng lượng nguyên tử đang xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt tập trung vào nguồn cán bộ trẻ với quy trình đào tạo bài bản, tương đồng với các nước tiên tiến, có ngành năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân phát triển. Cụ thể, cán bộ trẻ, sau khi được đào tạo trong nước sẽ được lựa chọn để cử đi làm việc tại các cơ sở nghiên cứu năng lượng nguyên tử, hạt nhân hàng đầu tại nước ngoài để tích lũy kinh nghiệm làm việc, tiếp xúc với những kiến thức, công nghệ mới nhất trong ngành, từ đó "thổi" vào họ ngọn lửa đam mê với ngành khó này. Tiến sỹ Trần Chí Thành cũng cho rằng, ngoài việc thu hút cán bộ trẻ vào làm việc ngành Năng lượng nguyên tử với mức lương phù hợp, rất cần chính sách ưu đãi hấp dẫn, sự động viên, khích lệ của các chuyên gia đi trước. “Với cách này, Việt Nam có khả năng đào tạo được những chuyên gia hàng đầu. Đây là một vấn đề rất lớn bởi nếu không có những chuyên gia hàng đầu, khó có thể có một chương trình hạt nhân thành công. Bản thân tôi và những chuyên gia trong Viện luôn đau đáu cho câu chuyện này bởi tôi biết đây là chìa khóa thành công của ngành”, Tiến sỹ Trần Chí Thành chia sẻ. Tiến sỹ Trần Chí Thành chia sẻ, các bạn trẻ trong Viện Năng lượng nguyên tử hiện nay được tạo mọi điều kiện, san sẻ tối đa kinh phí hỗ trợ, nhờ vậy đã xuất hiện một số chuyên gia trẻ, dù chưa nhiều. Tuy nhiên, điều các cán bộ trẻ đang thiếu hụt hiện nay là kỹ năng làm việc nhóm, cùng nhau đưa ra ý tưởng, giải quyết vấn đề. Đây là cách làm việc tiên tiến hiện nay trong công tác nghiên cứu khoa học. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã rà soát hiện trạng nguồn nhân lực của Bộ phục vụ chương trình điện hạt nhân; từ đó đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung nhân lực, cũng như đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - khoa học, hỗ trợ khoa học và kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân; dự kiến sẽ trình Thủ tướng ban hành trong quý III/2025. Bộ đã đề xuất, kiến nghị Chính phủ xem xét việc xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút sinh viên theo học các ngành về điện hạt nhân, cũng như chính sách thu hút người làm việc trong lĩnh vực điện hạt nhân tại Bộ Khoa học và Công nghệ nói riêng và các cơ quan nhà nước khác nói chung trong quá trình triển khai xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ sân bay Long Thành
15:36' - 10/02/2025
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho dự án, Cục Hàng không Việt Nam đã dự báo nhu cầu nhân sự và lao động phục vụ xây dựng và khai thác dự án là 13.769 người.
-
DN cần biết
Sớm tái khởi động đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân
10:50' - 03/02/2025
Để phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân, cần phải khẩn trương dự kiến được nhu cầu, quy mô lĩnh vực chuyên môn cần đào tạo trong thời gian sớm nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
10:41' - 18/01/2025
Quyết định số 116/QĐ-BCT nêu một trong 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản thiếu hụt thợ mộc nghiêm trọng đẩy chi phí lên cao
15:12'
Lực lượng thợ mộc tại Nhật Bản đã giảm xuống còn một phần ba so với quy mô 40 năm trước đây, làm dấy lên lo ngại về chi phí nhà ở tăng cao và việc cải tạo nhà bị đình trệ.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang: Công nhận huyện An Minh đạt chuẩn nông thôn mới
15:00'
Sáng 15/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện An Minh đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2023.
-
Kinh tế & Xã hội
Miền Trung - vùng đất để đến, trải nghiệm và trở lại - Bài 3: Khi cộng đồng là trái tim của du lịch miền Trung
14:51'
Miền Trung không chỉ là vùng đất của những giá trị cổ kính, khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất mà còn đang trở thành không gian cho những hình thức thưởng thức mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp kiến nghị đầu tư xây dựng cầu Tân Châu - Hồng Ngự và tuyến N1
14:38'
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa kiến nghị Bộ Xây dựng đầu tư xây dựng cầu Tân Châu - Hồng Ngự, tuyến Quốc lộ N1 (đoạn qua tỉnh Đồng Tháp) và tái khởi động dự án Quốc lộ 30 (đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà).
-
Kinh tế & Xã hội
Cử tri Bến Tre quan tâm người hoạt động không chuyên trách khi tinh giản, sắp xếp
14:31'
Cử tri Bến Tre bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình với chủ trương sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Trung ương trong giai đoạn hiện nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?
14:13'
Theo kế hoạch chuẩn bị, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp là 8 giờ ngày 16/7.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
11:52'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh...
-
Kinh tế & Xã hội
Miền Trung - vùng đất để đến, trải nghiệm và trở lại - Bài 2: Nâng tầm nghệ thuật thưởng thức di sản
11:24'
Là vùng đất giàu tiềm năng chưa được khai thác hết nhưng để du lịch di sản miền Trung thật sự thăng hoa, yếu tố then chốt ngoài quảng bá hay đầu tư hạ tầng còn có cả nghệ thuật thưởng thức di sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Miền Trung - vùng đất để đến, trải nghiệm và trở lại: Bài 1: Bừng sáng trong kỷ nguyên mới
11:22'
Miền Trung không chỉ là vùng đất của những giá trị cổ kính và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp mà đang trở thành không gian cho những cách thưởng thức di sản mới.