Giảm phát giá sản xuất đe dọa sự sống còn của các công ty xuất khẩu nhỏ 

09:10' - 08/02/2024
BNEWS Giá sản xuất tại Trung Quốc đã giảm 15 tháng liên tiếp, khiến lợi nhuận biên giảm đến mức đe dọa cả sản lượng công nghiệp và việc làm.
Tình trạng giảm phát giá sản xuất kéo dài tại Trung Quốc đang đe dọa sự sống còn của các công ty xuất khẩu nhỏ đang mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh về giá khốc liệt trong bối cảnh lãi suất ở nước ngoài tăng và chủ nghĩa bào hộ thương mại gia tăng đang làm giảm nhu cầu.

Giá sản xuất tại Trung Quốc đã giảm 15 tháng liên tiếp, khiến lợi nhuận biên giảm đến mức đe dọa cả sản lượng công nghiệp và việc làm, làm gia tăng thêm những khó khăn của nền kinh tế nước này. Theo số liệu năm 2022 của Bộ Thương mại Trung Quốc, khoảng 180 triệu người dân nước này làm các công việc liên quan đến xuất khẩu.

 
Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc đã giảm 2,3% trong năm ngoái, sau khi đã giảm 4% trong năm 2022 do đại dịch COVID-19. Một khảo sát chính thức cho thấy hoạt động chế tạo của Trung Quốc đã giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng Một, trong khi lượng đơn đặt hàng xuất khẩu giảm tháng thứ 10.

Xuất khẩu ảm đạm đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định chính sách cần sử dụng các “đòn bẩy” khác để đạt được mục tiêu tăng trưởng. Một trong những đòn bẩy đó là hoạt động tiêu dùng.

Trung Quốc đã dồn nhiều nguồn lực tài chính vào lĩnh vực chế tạo, thay vì hô trợ người tiêu dùng. Điều này đã làm gia tăng tình trạng dư thừ năng lực sản xuất và gây ra những lo ngại về giảm phát, kể cả trong các lĩnh vực đang bùng nổ như xe điện.

Khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC – ngân hàng trung ương) bơm thanh khoản vào thị trường tài chính để kích thích tăng trưởng, các ngân hàng đang ráo riết tìm đến các nhà máy với những khoản cho vay giá rẻ. Nhưng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn hơn, các công ty nhỏ không muốn vay thêm. Giới chuyên gia xem đây là một liên kết hỏng trong chính sách tiền tệ ngày càng thiếu hiệu quả của Trung Quốc.

Đầu tư của các công ty tư nhiên, vốn cung cấp 80% việc làm ở thành thị, đã giảm 0,4% trong năm ngoài, trong khi đầu tư của khối nhà nước tăng 6,4%.

Trung Quốc đã từng đối mặt với tình trạng giảm phát vào năm 2015, với sự dư thừa năng lực sản xuất ở các ngành mà các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế như thép. Giới chức Trung Quốc khi đó đã thu hẹp quy mô các công ty này để giảm nguồn cung, đồng thời đẩy mạnh xây dựng bất động sản và cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nhu cầu.

Chuyên gia Nie Wen của công ty Hwabao Trust nhận định giảm phát lần này lại thiên về khu vực tư nhân, nhất là ở các lĩnh vực điện từ, hóa chất và sản xuất máy móc. Các công ty này cung cấp việc làm cho rất nhiều người, nên đây là điểm nhạy cảm đối với các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy, ông Nie cho biết rất khó để giảm nguồn cung, vì thế chính phủ cần thúc đẩy phía nhu cầu nhiều hơn trong năm nay.

Tình trạng giảm phát giá của nhà sản xuất kéo dài đang đe dọa sự tồn tại của các công ty xuất khẩu nhỏ của Trung Quốc, khi khiến hoạt động sản xuất bị thu hẹp, trong lúc lãi suất tăng và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng làm nhu cầu giảm sút.

Giá của nhà sản xuất giảm 15 tháng liên tiếp, khiến biên lợi nhuận giảm xuống đến mức sản lượng công nghiệp và việc làm gặp rủi ro, gây thêm những lo ngại về kinh tế Trung Quốc, cùng với cuộc khủng hoảng bất động sản và nợ.

Số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc từ năm 2022 cho thấy, khoảng 180 triệu lao động làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu.

Nhà kinh tế trưởng tại Trung Quốc của ANZ, Raymond Yeung, cho rằng giải quyết vấn đề giảm phát nên là ưu tiên chính sách cao hơn việc đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% năm nay. Ông nói các công ty đã giảm giá sản phẩm, sau đó là giảm lương nhân viên, nhưng người tiêu dùng lại không mua hàng, điều có thể là một vòng luẩn quẩn.

Lợi nhuận của các nhà sản xuất tại Trung Quốc giảm 2,3% trong năm 2023, sau khi giảm 4% trong năm 2022, do tác động của đại dịch COVID-19.

Một khảo sát chính thức cho thấy hoạt động chế tạo giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 1/2024, trong khi đơn hàng xuất khẩu giảm tháng thứ 10.

Xuất khẩu thấp có nghĩa các nhà hoạch định chính sách cần các đòn bẩy khác để đạt mục tiêu tăng trưởng, trong đó có việc thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.

Trung Quốc đang dồn các nguồn lực tài chính vào lĩnh vực chế tạo thay vì tiêu dùng, làm gia tăng lo ngại về tình trạng dư thừa công suất và giảm phát, dù các lĩnh vực như xe điện bùng nổ.

Đầu tư của các công ty tư nhân mà theo các quan chức chính phủ là tạo ra 80% việc làm ở đô thị giảm 0,4% trong năm ngoái, trong khi đầu tư của chính phủ tăng 6,4%.

Trung Quốc cũng rơi vào giảm phát vào năm 2015, khi nước này đối mặt với tình trạng dư thừa công suất trong các ngành chủ chốt như sản xuất thép.

Các nhà chức trách đã giảm quy mô của các công ty này để giảm nguồn cung và phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà ở để thúc đẩy nhu cầu.

Trước đó, theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc đã giảm 2,3% trong năm 2023, đánh dấu năm suy giảm thứ hai liên tiếp do nhu cầu trong và ngoài nước chậm chạp.

Thông tin này gây thêm áp lực lên tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh tài sản sụt giảm sâu và rủi ro giảm phát ngày một lớn.

Chuyên gia kinh tế Nie Wen tại công ty quản lý đầu tư Hwabao Trust ở Thượng Hải đánh giá, lợi nhuận sụt giảm trong năm ngoái chủ yếu là do giá xuất từ nhà máy giảm mạnh, do dư thừa công suất ở một số ngành. Ông dự báo lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc năm 2024 có thể sẽ tăng từ 5-6% nhờ nhu cầu cải thiện. Lượng hàng dự trữ thấp kỷ lục ở Trung Quốc, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cũng sẽ giúp giá háng hóa công nghiệp phục hồi.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục