Tình trạng giảm phát tại Trung Quốc bao giờ kết thúc?
Theo Bloomberg, đà giảm phát của Trung Quốc rất khó để kiềm chế. Vào quý IV/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cường quốc châu Á ghi nhận thời gian giảm phát kéo dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 đến nay.
Cách Trung Quốc đo lường giảm phát
Có ba chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó được sử dụng nhiều nhất là CPI. Công cụ này phản ánh sự biến động của một loạt giá cả hàng hóa và dịch vụ. Tháng 12/2023, CPI Trung Quốc ghi nhận chuỗi suy giảm dài nhất kể từ năm 2009. Tiếp theo là chỉ số giá sản xuất (PPI) đánh giá sự biến động giá cả sản phẩm công nghiệp do nhà sản xuất bán ra luôn ở trạng tái thu hẹp trong hơn một năm qua. Cả CPI và PPI đều do Cục thống kê Trung Quốc công bố. Chỉ số giảm phát GDP/chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) là một chỉ tiêu phi chính thức, được tính toán bằng cách sử dụng chênh lệch giữa tăng trưởng kinh tế danh nghĩa và tăng trưởng sau khi điều chỉnh lạm phát. Chỉ số này cung cấp một khái niệm có phạm vi rộng hơn. Hiện nay, DGDP đang ở chu kỳ giảm phát dài nhất trong gần 25 năm qua.Yếu tố thúc đẩy giảm phát tiêu dùngTheo phân tích của Bloomberg Economics về CPI Trung Quốc, sự sụt giảm của giá lương thực là nhân tố đóng góp lớn nhất. Chỉ số CPI trong tháng 12/2023 ghi nhận tháng thứ 3 liên tiếp bị thu hẹp, nhưng giá thực phẩm đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp. Trong rổ thực phẩm, sự sụt giảm của giá thịt lợn đặc biệt rõ ràng, tháng 12/2023 giảm đến 26%.Một số nhân tố đằng sau hiện tượng giảm phát thực phẩm là tính chất chu kỳ. Chẳng hạn, các hộ chăn nuôi lợn mở rộng sản xuất để nắm bắt xu hướng giá tăng, nhưng cung lớn hơn cầu dẫn đến sự sụt giảm của thị trường. năm 2023, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc cao nhất trong 9 năm qua. Một nhân tố ảnh hưởng khác là dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát năm 2022 dẫn đến chuỗi hạ tầng cung ứng (logistics) bị gián đoạn, đẩy giá rau xanh, trái cây và trứng gà tăng. Điều đó dẫn đến cơ sở so sánh tương đối cao, khiến cho tình hình sụt giảm vật giá năm 2024 có trở nên tồi tệ hơn. Nhu cầu thực phẩm không phục hồi đã phản ánh những vấn đề sâu sắc hơn tồn tại trong nền kinh tế Trung Quốc. Thị trường việc làm trì trệ và ngành bất động sản ảm đạm, các hộ gia đình cắt giảm chi tiêu khiến cho bắp cải và củ cải của một số tỉnh sản xuất chủ lực chất đống và thối rữa trên đồng ruộng vào cuối năm ngoái.Ngoài ra, trong năm 2023, chi tiêu cho thực phẩm, thuốc lá và rượu của các hộ gia đình Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng chi tiêu, cũng gây ra áp lực lên rổ CPI chung.
Vận chuyển là một nhân tố khác liên lụy đến giá cả, hạng mục này đã kéo chỉ số CPI tổng thể tháng 12/2023 của Trung Quốc giảm tháng thứ 10 liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu ảnh hưởng từ giá ô tô giảm. Năm 2023 đã bùng nổ cuộc chiến giá cả khốc liệt giữa các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc và phương Tây, bao gồm Tesla và BYD, gần 900 dòng xe điện có giá giảm đáng kể, thậm chí có thời điểm giảm hơn 5%.Theo thống kê của Bloomberg, chỉ số DGDP năm 2023 của Trung Quốc là âm, trong đó giá sản xuất giảm nhiều nhất 3,2%. Mặc dù người tiêu dùng các nơi trên thế giới đều có thể hưởng lợi từ hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn, nhưng nếu thương hiệu trong nước rơi vào tình cảnh bất lợi thì có thể sẽ làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng thương mại. Những “điểm sáng”Một số khu vực trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có dấu hiệu lạm phát ôn hòa, nhưng giá cả thấp hơn nhiều so với mức trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19. CPI lõi (trừ thực phẩm và năng lượng) của phần lớn thời gian năm 2023 rơi xuống dưới ngưỡng 1%, trong khi năm 2019 là 1,6%.Một lĩnh vực đáng chú ý là ngành dịch vụ. Lạm phát tháng 12/2023 của ngành dịch vụ bao gồm giáo dục, chăm sóc y tế và giao đồ ăn… tăng 1%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào CPI. Tuy nhiên, ngay cả những con số này cũng không đạt được kỳ vọng của công chúng về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong thời kỳ hậu dịch bệnh.Một phần nguyên nhân khiến nhu cầu của người tiêu dùng thấp là do thu nhập khả dụng của các hộ gia đình không được cải thiện đáng kể. Một số người tiêu dùng đang cố gắng hạ cấp tiêu dùng, tìm các sản phẩm thay thế rẻ hơn.Ngành du lịch là một ngoại lệ. Lạm phát tháng 12/2023 của ngành du lịch Trung Quốc tăng 6,8%, trước đó vào tháng 8/2023 đã tăng lên mức 14,8%, cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây. Ngành du lịch là một phần trong tiểu mục văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, tiểu mục này chiếm 8,5% CPI.Giảm phát có chậm lại trong năm 2024?Các chuyên gia kinh tế tin rằng giảm phát của Trung Quốc sẽ chậm lại trong năm 2024. Theo dữ liệu của Bloomberg, các chuyên gia kinh tế dự đoán tỷ lệ lạm phát trung bình năm 2024 là 1,4%. Mặc dù có sự cải thiện đáng kể, nhưng vẫn khá thấp, điều này có thể được thúc đẩy bởi hệ số cơ bản tương đối thấp của năm 2023.Tuy nhiên, không phải ai cũng lạc quan như vậy. Các ngân hàng BarclaysBank, UBS, Nomura… dự đoán lạm phát sẽ duy trì ở mức dưới 1%. Bloomberg Economics cho rằng có 50% khả năng giảm phát sẽ duy trì ít nhất trong nữa đầu năm 2024.Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh, sự suy giảm của giá cả là “tạm thời”. Cục trưởng Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, Khang Nghĩa, cho biết có nền tảng và điều kiện tốt để giá hàng hóa và dịch vụ phục hồi tăng. Xét đến nền kinh tế đang cải thiện, thu nhập hộ gia đình tăng ổn định, nên nhu cầu trong nước cũng sẽ mở rộng. Những giải pháp khả thiHiệu quả của các biện pháp kiềm chế giảm phát chưa phát huy tác dụng. Do đó, ngày càng nhiều người kêu gọi Chính phủ Trung Quốc cần tăng áp dụng chính sách cấp tiến hơn so với việc hạ lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Năm 2023, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng hai biện pháp này nhưng hiệu quả không rõ ràng.Khôi phục niềm tin của người tiêu dùng sẽ kích thích chi tiêu, trong đó trọng tâm là ổn định thị trường bất động sản. Đây là lĩnh vực quan trọng, chiếm một bộ phận tương đối lớn trong tài sản của hộ gia đình. Chính phủ cung cấp vốn dài hạn với lãi suất khá thấp cho các ngân hàng chính sách để hỗ trợ tín dụng đối với ngành bất động sản, mặc dù vậy vẫn cần thêm nhiều biện pháp hỗ trợ hơn.Do nhu cầu trong nước tiếp tục suy yếu, nên có thể sẽ liên lụy đến xuất khẩu, đồng thời ảnh hưởng đến việc đi nước ngoài du lịch của người dân, điều này cũng khiến cho giảm phát của Trung Quốc trở thành mối quan ngại toàn cầu.Nhà kinh tế trưởng chuyên về Trung Quốc Duncan Wrigley của Pantheon Macroeconomics nhấn mạnh: “Tiêu dùng ảm đạm do các hộ gia đình lo lắng về triển vọng thu nhập. Không nên hy vọng Trung Quốc có thể xoay chuyển được cục diện kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong năm nay”.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.