Giảm sản lượng - lựa chọn của Nga nhằm tăng doanh thu từ dầu mỏ?
Báo Tầm Nhìn (vzglyad.ru) của Nga số ra mới đây có bài viết cho biết, Moskva đang đưa ra các biện pháp mới để vượt qua các lệnh trừng phạt dầu mỏ do phương Tây áp đặt và lần này là sử dụng các công cụ rất mạnh mẽ. Các nhà khai thác dầu mỏ của Nga sẽ làm điều mà họ mong đợi từ lâu: Giảm sản lượng "vàng đen". Điều này sẽ có tác động gì đối với thị trường dầu mỏ thế giới và ngân sách của Nga?
Điều này sẽ có ảnh hưởng gì đến thị trường dầu mỏ toàn cầu? Ông Ronald Smith - Nhà phân tích cao cấp tại công ty tư vấn đầu tư BCS World of Investments cho biết: “Việc giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày có ý nghĩa quan trọng đối với sự cân bằng cung và cầu toàn cầu, điều này sẽ làm tăng giá dầu thế giới, chẳng hạn như 3-5 USD/thùng”.
Tuy nhiên, có những yếu tố có thể bù đắp cho sự cắt giảm sản lượng này. Nhà phân tích hàng đầu tại công ty dịch vụ tài chính Freedom Finance Global Natalia Michalkova cho biết: “Trước đây, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thường giảm sản lượng dầu 400.000-500.000 thùng mỗi ngày để đạt được sự cân bằng cung cầu trên thị trường dầu mỏ, Saudi Arabia thường đảm nhận vai trò 'chịu tải' chính. Tuy nhiên, đây là trước khi cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ xảy ra. Và ngày nay, việc cắt giảm 500.000 thùng/ngày có thể nhanh chóng được bù đắp bằng sự gia tăng sản lượng dầu của Mỹ. Do đó, có thể giá dầu sẽ duy trì trong biên độ hiện tại là 80-90 USD/thùng, ngày cả khi Nga cắt giảm sản lượng”.
Artem Deev - Trưởng phòng phân tích tại công ty phân tích thị trường Amarkets - cho biết: “Rất có thể, mức tăng giá dầu hiện tại lên 86 USD/thùng là giới hạn. Lý do là sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu và khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu”.
Tuy nhiên, có những yếu tố có thể làm tăng giá dầu. Điều này đòi hỏi sự gia tăng nhu cầu - có thể từ phía Trung Quốc, cũng như Ấn Độ. Chuyên gia Michalkova không loại trừ nếu nhu cầu tăng thêm 500.000-600.000 thùng/ngày thì giá dầu có thể quay trở lại mức 100 USD/thùng và thậm chí còn tăng cao hơn.
Những lo ngại trên thị trường có thể có lợi cho Nga. Chuyên gia Smith cho biết: “Theo thời gian, thị trường có thể coi động thái của Chính phủ Nga như một gợi ý rằng sản lượng còn có thể bị cắt giảm hơn nữa, và do đó phần bù rủi ro có thể được thể hiện vào giá dầu thế giới”.
Ngoài ra, ông Smith nói thêm rằng, sự giảm giá của dầu Urals thậm chí có thể chậm lại do nguồn cung dầu của Nga trên thị trường cho những người có thể và muốn mua nó giảm. Ngoài ra, có khả năng nhu cầu vận chuyển sẽ giảm và điều này làm giảm chi phí bảo hiểm cao mà các hãng vận tải hiện đang yêu cầu.
Chuyên gia Deev thì lưu ý: “Điều này sẽ tạo ra một tình huống mà ít nhất, sẽ không có lợi cho khách hàng khi mặc cả với Nga. Người mua sẽ tiếp tục yêu cầu giảm giá từ các công ty của Nga và dầu Urals sẽ vẫn được cung cấp. Nhưng có lẽ, theo thời gian, mức chiết khấu sẽ ngày càng nhỏ hơn”. Ông Deev đánh giá tác động đối với các nhà khai thác dầu mỏ của Nga từ trung tính đến tích cực.
Chuyên gia này nói: “Nếu tác động về giá đúng như chúng ta mong đợi, thì việc cắt giảm 5% sản lượng có thể sẽ được bù đắp hoàn toàn hoặc nhiều hơn bằng việc tăng giá thực tế cho các công ty dầu mỏ của Nga và thậm chí doanh thu thuế có thể tăng lên. Luật thuế của Nga được thiết lập theo cách sao cho doanh thu từ thuế có xu hướng nhạy cảm hơn với những thay đổi về giá hơn là những thay đổi về số lượng”.
Tuy nhiên, có một rủi ro là giá dầu thế giới sẽ không tăng trong năm nay và điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình ngân sách nhà nước của Nga. Chuyên gia Milchakova dự đoán: “Doanh thu từ dầu khí có thể thấp hơn khoảng 1.000 tỷ ruble (13,68 tỷ USD) so với kế hoạch 9.000 tỷ ruble, nếu chỉ khối lượng sản xuất dầu giảm và giá vẫn ở mức hiện tại. Nếu chúng ta đặt giả thuyết rằng thị trường sẽ không thiếu dầu và giá theo đó sẽ giảm xuống dưới 60 USD/thùng, thì Nga sẽ nhận được ít doanh thu từ dầu khí hơn mức 1.500-2.000 tỷ ruble, trong khi thâm hụt ngân sách sẽ vượt quá 2.900 tỷ ruble theo kế hoạch đã đặt ra”.
Theo bà Milchakova, Nga sẽ có thể vô hiệu hóa hậu quả của các lệnh cấm vận và “giá trần” đối với dầu mỏ của Nga chỉ trong năm 2024-2025. Điều đó có nghĩa là việc định hướng lại hoàn toàn các hướng xuất khẩu sẽ mất một hoặc hai năm nữa. Chuyên gia này kết luận, chỉ sau đó mới có thể chắc chắn rằng Nga đã tìm được những khách hàng tiêu thụ hydrocarbon ổn định mới của mình./.
- Từ khóa :
- nga
- giảm sản lượng
- thị trường dầu mỏ
- khí đốt
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Saudi Arabia thông báo chính sách sản lượng của OPEC+
12:05' - 17/02/2023
Theo Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Abdulaziz bin Salman, thỏa thuận hiện nay của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng sẽ được duy trì cho tới cuối năm 2023.
-
Thị trường
Nga sẽ cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày
17:57' - 10/02/2023
Theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, nước này sẽ cắt giảm sản lượng dầu mỏ 500.000/thùng ngày, tức khoảng 5% vào tháng 3 tới.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí duy trì chiến lược sản lượng hiện tại
07:43' - 02/02/2023
Nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC+) ngày 1/2 đã thống nhất giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các "đại gia" công nghệ
21:02' - 05/11/2024
Mặc dù năng lượng hạt nhân không phát thải CO2 có thể giúp cung cấp năng lượng cần thiết, nhưng giờ đây nguồn cung sẽ phải đến từ các lò phản ứng mới, mà không thể có sẵn trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga phóng 55 vệ tinh lên quỹ đạo cùng lúc
20:44' - 05/11/2024
Ngày 5/11, Nga đã phóng 55 vệ tinh của nước này và nước ngoài lên quỹ đạo Trái Đất. Đây là lần đầu tiên Nga phóng lượng vệ tinh cùng lúc lớn như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Mỹ mở cửa
18:47' - 05/11/2024
Người dân trên khắp 50 bang của Mỹ bắt đầu đi bỏ phiếu bầu tổng thống khi các điểm bỏ phiếu mở cửa trên toàn quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đẩy nhanh ngân sách đầu tư để kích thích nền kinh tế
16:17' - 05/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chỉ thị cho các cơ quan chính phủ nước này đẩy nhanh ngân sách đầu tư cho năm tài chính 2025 để kích thích nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: “Hiệu ứng mạng” của những thông tin sai sự thật
15:39' - 05/11/2024
Những tuyên bố sai sự thật hoặc gây hiểu lầm của tỷ phú Elon Musk về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã thu hút 2 tỷ lượt xem trên nền tảng mạng xã hội X trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ tăng trưởng số của Đông Nam Á chậm lại do người tiêu dùng giảm chi tiêu
15:06' - 05/11/2024
Theo Bloomberg, nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á sẽ ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong lịch sử trong năm nay, chủ yếu do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Khác biệt chính sách của hai ứng cử viên Tổng thống
15:04' - 05/11/2024
Ngày 5/11/2024, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống với hai ứng cử viên là Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa "rộng đường" giành lại quyền kiểm soát Thượng viện
12:03' - 05/11/2024
Ngày 4/11, kết quả các cuộc thăm dò dư luận và phân tích của giới chuyên gia cho thấy đảng Cộng hòa đang có nhiều ưu thế để giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ sau cuộc bầu cử năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Giờ "G" đã điểm
08:48' - 05/11/2024
Năm nay có khoảng 231 triệu người Mỹ đủ điều kiện đi bỏ phiếu, trong đó khoảng 161,42 triệu cử tri đã đăng ký đi bỏ phiếu.