OPEC+ nhất trí duy trì chiến lược sản lượng hiện tại
Nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC+) ngày 1/2 đã thống nhất giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng hiện nay, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu nhiên liệu đang dần cải thiện tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong cuộc họp ngày 1/2, Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) của OPEC+ đã tái khẳng định cam kết tuân thủ "tuyên bố hợp tác" của liên minh gồm 23 nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu đến hết năm 2023.
Trước đó, tại cuộc họp hồi tháng 10/2022, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 2% nhu cầu thế giới, từ tháng 11/2022 đến hết năm 2023 nhằm hỗ trợ thị trường năng lượng toàn cầu.
JMMC cũng đã xem xét các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất dầu thô trong tháng 11-12/2022, đồng thời kêu gọi tất cả các nước tham gia tuân thủ đầy đủ thỏa thuận sản lượng. Cuộc họp tiếp theo của JMMC dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 13/4.
Quyết định mới nhất của OPEC+được đưa ra trong bối cảnh giá dầu thô đã tăng gần 13% kể từ khi giảm xuống mức thấp nhất là 76 USD vào tháng trước, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế phòng chống dịch COVID-19. Giá dầu Brent đã giảm 3% xuống 82,90 USD/thùng vào lúc 14h26' ngày 1/2 (giờ Việt Nam).
Trước đó, ngày 31/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 lên 2,9%, từ mức dự báo 2,7% được đưa ra trước đó. Tuy nhiên, IMF cho rằng các nền kinh tế trên thế giới cần phải làm nhiều hơn nữa để phục hồi hoàn toàn.
Nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu được dự báo sẽ ghi nhận mức kỷ lục trong năm nay, nhờ sự phục hồi nhu cầu tại Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết Trung Quốc sẽ chiếm gần một nửa mức tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo cho năm 2023 là 1,9 triệu thùng/ngày.
Hãng nghiên cứu Energy Intelligence dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng lên 101,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, vượt qua mức kỷ lục trước đó là 100,6 triệu thùng/ngày được ghi nhận vào năm 2019.
Giá dầu đã biến động mạnh kể từ khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022. Sau khi tăng lên mức cao nhất trong 14 năm là gần 140 USD/thùng vào tháng 3 năm ngoái, giá dầu Brent hiện đang giao dịch trong khoảng 80-85 USD/thùng.
Các hoạt động thăm dò dầu khí cũng đã được thúc đẩy trong năm ngoái sau thời gian đình hoãn do đại dịch COVID-19.
Theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, các mỏ dầu khí mới được phát hiện trong năm 2022 có thể tạo ra ít nhất 33 tỷ USD giá trị với mức giá dầu Brent là 60 USD/thùng./.
Nguyễn Trường- Từ khóa :
- opec
- sản lượng dầu mỏ
- dầu mỏ
Tin liên quan
-
Thị trường
OPEC+ dự kiến giữ nguyên chính sách sản lượng hiện tại
14:10' - 31/01/2023
Theo kế hoạch, bộ trưởng từ các nước OPEC+ sẽ tham gia một cuộc họp trực tuyến vào lúc 18 giờ ngày 1/2 theo giờ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2023
09:23' - 18/01/2023
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2023, dù triển vọng kinh tế đang cải thiện của nước nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ hướng tới sự ổn định của thị trường dầu mỏ toàn cầu
07:54' - 12/12/2022
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nước đối tác, còn gọi là OPEC+, đặt mục tiêu giảm thiểu các biến động trên thị trường dầu mỏ và tiếp tục tập trung bình ổn thị trường trong năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Sẽ có 200 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Quà tặng và Đồ gia dụng 2024
11:40'
Đây là sự kiện xúc tiến thương mại chuyên nghiệp hàng đầu về lĩnh vực quà tặng và đồ gia dụng tại Việt Nam do Công ty Vinexad và Công ty Chaoyu Expo đồng tổ chức.
-
Hàng hoá
Dự trữ khí tự nhiên của Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2016
10:54'
Theo ước tính từ Báo cáo hàng tuần về Dự trữ khí tự nhiên của EIA, lượng khí tự nhiên có thể sử dụng trong các kho tại 48 tiểu bang của Mỹ đạt 3.922 tỷ feet khối (111 tỷ m3).
-
Hàng hoá
Giá đậu tương suy yếu phiên thứ ba liên tiếp
08:33'
Giá đậu tương giảm nhẹ 0,43%, ghi nhận phiên thứ ba liên tiếp đóng cửa suy yếu.
-
Hàng hoá
Lo ngại Fed không hạ lãi suất kìm chân giá dầu
06:48'
Phiên 2/12, giá dầu thế giới gần như đi ngang trước lo ngại rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không giảm lãi suất thêm nữa tại cuộc họp tháng 12.
-
Hàng hoá
Xu hướng mua sắm Tết 2025
17:59' - 02/12/2024
Mùa mua sắm Tết luôn là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, song cũng là thời điểm đòi hỏi sự nhạy bén và thích ứng cao của đơn vị sản xuất kinh doanh đối với những thay đổi lớn trên thị trường.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhờ số liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc
15:55' - 02/12/2024
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều 2/12 tại châu Á, nhờ hoạt động sản xuất mạnh mẽ tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
-
Hàng hoá
Lạm phát kéo lùi doanh số bán hàng may mặc tại Hàn Quốc
15:10' - 02/12/2024
Cơ quan Thông tin Thống kê Hàn Quốc (KSIS) cho biết hàng may mặc chiếm 3,9% trong tổng số tiền 2,907 triệu won (khoảng 2.000 USD) mà các hộ gia đình chi tiêu trung bình hằng tháng trong quý III/ 2024.
-
Hàng hoá
Năm "điểm nóng" trên thị trường hàng hóa toàn cầu
12:32' - 02/12/2024
Ngô Mỹ, đồng Chile, xe điện Trung Quốc, thép Trung Quốc và dầu mỏ đang là 5 "điểm nóng" trên thị trường hàng hóa toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng trở lại do tình hình Trung Đông trở nên căng thẳng
09:52' - 02/12/2024
Một cuộc thăm dò giá dầu hàng tháng của Reuters công bố ngày 29/11 cho thấy, giá dầu Brent dự kiến sẽ đạt trung bình 74,53 USD/thùng trong năm 2025.