Giáo sư đánh giá "màn so găng" cuối cùng giữa hai ứng cử viên tổng thống
Đánh giá về sự kiện này, Giáo sư James Borton, chuyên gia cao cấp của Trung tâm Ngoại giao khoa học thuộc Đại học Tuft (Mỹ) cho rằng hai chính khách đã bộc lộ những thế mạnh và điểm yếu của mình cùng quan điểm rõ ràng.
Tuy nhiên, ông cũng nhận định "màn so găng" này sẽ không tác động nhiều tới quyết định của các cử tri.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Mỹ cùng ngày sau sự kiện, Giáo sư Borton cho rằng cuộc tranh luận này mang sắc thái của một cuộc tranh luận thông thường và người điều hành (phóng viên Kristen Welker của hãng tin NBC News) đã đạt được điểm B+ trong kiểm soát nhịp độ.
Tổng thống Donald Trump đã thể hiện thái độ điềm tĩnh hơn, trong khi ông Biden không phản ứng nhanh như cần thiết trong một số vấn đề.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã không thể tung ra một cú “knock-out” và không thúc đẩy được chương trình nghị sự chính trị của mình.
Điểm nhấn của Tổng thống Trump là xoáy vào các mục tiêu dang dở của đối thủ Biden trong 8 năm trên cương vị "phó tướng" của người tiền nhiệm - cựu Tổng thống Brack Obama.
Với từng chủ đề, giáo sư Bolton đánh giá mức D cho Tổng thống Trump và B- cho ông Biden trong vấn đề xử lý đại dịch COVID-19; lần lượt các mức C và B- trong vấn đề an ninh quốc gia.
Với chủ đề về gia đình và nền kinh tế Mỹ, theo giáo sư Borton, cựu Phó Tổng thống Biden xứng đáng nhận được mức đánh giá A-, trong khi Tổng thống Trump đạt mức C.
Theo giáo sư, Tổng thống Trump đã không có cách nào để khiến người dân có mức sống trung bình ở Mỹ cảm thấy tin tưởng hơn về tương lai và khả năng tài chính của gia đình họ.
Liên quan tới chính sách nhập cư, giáo sư Borton nhận định Tổng thống Trump không cho thấy sự đồng cảm để tạo kết nối với các gia đình người nhập cư.
Ông đánh giá Tổng thống Trump ở mức C+ và ông Biden đạt mức B. Trong vấn đề chống biến đổi khí hậu, theo giáo sư Borton, ứng cử viên đảng Dân chủ đã cố gắng gửi đi thông điệp về phát triển năng lượng tái tạo, trong khi Tổng thống Trump vẫn theo đuổi lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt đi kèm cam kết về những chính sách tích cực hơn về môi trường. Ở mục này, giáo sư dành mức B- cho ông Biden và mức C cho Tổng thống Trump.
Đánh giá tổng quan, giáo sư Borton cho rằng kết quả cuộc tranh luận cuối cùng này sẽ không làm thay đổi lựa chọn trên lá phiếu của cử tri Mỹ hôm 3/11 tới.
Từ bây giờ tới giờ G, nhiều khả năng ứng cử viên Biden sẽ duy trì vị trí dẫn trước với cách biệt khoảng 10% so với Tổng thống Trump trong các cuộc thăm dò dư luận.
Theo ông, cuộc bầu cử sắp tới có thể kết thúc với một kết quả sít sao và cũng không loại trừ kịch bản tên người đắc cử sẽ chỉ được công bố một tuần sau đó hoặc lâu hơn nữa./.
- Từ khóa :
- bầu cử mỹ
- bẩu cử tổng thống mỹ
- donald trump
- joe biden
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bầu cử Mỹ 2020: Số phiếu bầu cử sớm gần bằng cuộc bầu cử năm 2016
08:32' - 23/10/2020
Dù còn hơn một tuần nữa mới đến ngày bầu cử chính thức tại Mỹ, nhưng số phiếu bầu sớm đã đạt gần 90% so với cuộc bầu cử trước cách đây 4 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump yêu cầu điều tra con trai ông Biden
08:01' - 21/10/2020
Tổng thống Trump và đội ngũ tranh cử của ông cáo buộc Hunter Biden đã giúp môi giới một cuộc họp giữa một giám đốc điều hành công ty khí đốt Burisma Holdings của Ukraine với ông Joe Biden.
-
Công nghệ
Facebook từ chối 2,2 triệu quảng cáo liên quan tới bầu cử Mỹ 2020
14:00' - 18/10/2020
Facebook từ chối tổng cộng 2,2 triệu quảng cáo trên Facebook và Instagram và rút 120.000 bài viết được cho là cố tình "cản trở bỏ phiếu" trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Hỗ trợ chuyên sâu để lấy niềm tin doanh nghiệp
08:07' - 02/07/2022
6 tháng đầu năm 2022, kinh tế thành phố Hải Phòng có mức tăng trưởng 2 con số thuộc trong top đầu cả nước. Hải Phòng đã có nhiều chính sách để phục hồi kinh tế hiệu quả sau tác động của dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyển đổi số là cơ hội phát triển đột phá ngành truyền tải điện
21:36' - 01/07/2022
EVNNPT cũng là đơn vị phải đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số của ngành điện để hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp số của EVN vào năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga khẳng định nguồn cung LNG trong dự án Sakhalin 2 không bị ảnh hưởng
20:10' - 01/07/2022
Điện Kremlin ngày 1/7 tuyên bố Nga không có lý do gì để dừng cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ dự án Sakhalin 2 sau khi thành lập một công ty mới để điều hành dự án này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch EC đánh giá triển vọng gia nhập EU của Ukraine
17:07' - 01/07/2022
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, cho biết việc trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hiện đã "trong tầm tay" của Ukraine, song cần thời gian và nỗ lực từ phía Kiev.
-
Ý kiến và Bình luận
PAHO kêu gọi ứng phó với tác động lâu dài của các di chứng hậu COVID-19
08:34' - 01/07/2022
Người đứng đầu PAHO cảnh báo với hơn 161 triệu ca mắc COVID-19 ở châu Mỹ trong 2 năm qua, hàng triệu người trong khu vực có nguy cơ sẽ phải đối mặt với các di chứng hậu COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Ấn Độ đối mặt với sức ép tại WTO vì lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
08:10' - 01/07/2022
Ấn Độ đã cấm xuất khẩu lúa mỳ ngày 13/5 để kiểm soát giá nội địa tăng trong bối cảnh lo ngại về sản lượng địa phương bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và thiếu hụt nguồn cung toàn cầu .
-
Ý kiến và Bình luận
Sản lượng cây trồng nông nghiệp chủ chốt toàn cầu năm 2050 sẽ giảm khoảng 20%
10:02' - 30/06/2022
Kết quả nghiên cứu cho thấy Nam Á là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa gạo của khu vực này.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
10:00' - 30/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), ngày 30/6, tờ Liên hợp buổi sáng, chi nhánh tại Hong Kong, đã có bài viết đánh giá về mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong quý II/2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ Latinh không ủng hộ kế hoạch của G7 áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga
15:50' - 29/06/2022
Các nước Mỹ Latinh có thể sẽ không ủng hộ sáng kiến của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) áp mức giá trần đối với dầu mỏ nhập từ Nga.