Giao thương phát triển thủy sản bền vững Việt Nam - Hà Lan
Ngày 7/9, Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với Liên minh Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), Liên minh tôm sạch và bền vững Việt Nam (VSSA), Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA) và Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững tổ chức diễn đàn Giao thương phát triển thủy sản bền vững Việt Nam - Hà Lan.
Với lợi thế cạnh tranh đặc biệt về điều kiện tự nhiên của vùng sông nước nên hoạt động nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ gần đây với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%.Nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu thâm canh, nuôi công nghệ cao... đã phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng suất sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm này càng tăng của xã hội.
Đặc biệt, ngành hàng cá tra của vùng đã phát triển thành ngành công nghiệp với chuỗi cung ứng dịch vụ sản xuất chế biến thương mại khép kín đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hoạt động nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long gần đây đang đối mặt với những tồn tại và thách thức; trong đó, nổi lên những vấn đề lớn là: tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn, hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, tình trạng xuất khẩu manh mún, nhỏ lẻ vẫn còn khá phổ biến làm hiệu quả kinh tế thấp và thiếu bền vững; cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những thành tựu khoa học mới, nếu không tiếp cận kịp sẽ bị tụt hậu.
Trong các chỉ đạo của Chính phủ đều nhấn mạnh định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững theo nguyên tắc thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, ưu tiên phát triển thủy sản là ngành quan trọng hàng đầu, nhấn mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả ba vùng nước mặn, lợ, ngọt.
Đồng thời, tập trung nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị thủy sản theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với phát triển thị trường cho sản phẩm.
Diễn đàn sẽ là cơ hội hợp tác lâu dài và chặt chẽ giữa Việt Nam và Hà Lan, đặc biệt là trong chiến lược tiếp cận tổng hợp liên ngành nước - nông nghiệp – hậu cần nông nghiệp, cũng như phát triển chuỗi giá trị bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam và Hà Lan sẽ hợp tác để đưa ra những giải pháp bền vững nhằm tăng khả năng cạnh tranh ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trên thị trường toàn cầu; đồng thời, quan tâm tới người dân và bảo vệ thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long. Liên minh châu Âu (EU) là một trong năm thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Cùng đó, Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ hai tại châu Á cho EU. Trong những năm gần đây, Hà Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU. Tổng Lãnh sự Hà Lan tại Việt Nam - Daniël Stork tin tưởng, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để trở thành nhà cung cấp thủy sản bền vững trong bối cảnh thế giới đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực khi dân số ngày càng gia tăng. Hà Lan cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển thủy sản bền vững dưới những góc độ như đổi mới bền vững, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và phương pháp tiếp cận toàn diện. Khu vực nông nghiệp tư nhân của Hà Lan cùng hợp tác với Việt Nam giải quyết những thách thức liên quan đến chất lượng và hiệu quả nước; giảm chi phí dịch bệnh cho cá; giảm việc sử dụng kháng sinh trong lượng thức ăn tốt hơn và cải thiện di truyền cũng như đổi mới hệ thống và công nghệ; một số giải pháp dựa trên cơ sở tự nhiên và quy hoạch cảnh quan như trồng rừng ngập mặn, quy trình phân tầng cho nông nghiệp,...Cho rằng nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang gặp thách thức về nguồn nước, ông Gerardo van Halsema, Trường Đại học và Nghiên cứu Wageningen đề xuất trong kế hoạch của Chính phủ Việt Nam nên giảm hoặc không cho phép khoan, khai thác nước ngầm. Không thể sử dụng nước ngầm để nuôi trồng thủy sản. Chính quyền, doanh nghiệp nuôi thủy sản tập trung phát triển các hệ thống mới giúp lưu thông nước nhưng cũng lưu thông chất dinh dưỡng trong các trang trại nuôi trồng thủy sản.
"Chúng ta phải phát triển một hệ thống mới mà nước ngọt, nước lợ có thể được cung cấp trong một kênh riêng biệt đến các ao nuôi trồng thủy sản; hệ thống thoát nước thải được đưa xuống kênh riêng, sau đó được tiếp xúc qua đai rừng ngập mặn, và rừng ngập mặn sẽ hoạt động như một bộ lọc tự nhiên tác động đến chất lượng nước và tuần hoàn dinh dưỡng của hệ thống nuôi trồng đa canh", ông Gerardo van Halsema gợi ý. Tại diễn đàn, chuyên gia các bên liên quan cùng trao đổi kinh nghiệm và kiến thức, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Hà Lan để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam; thảo luận về triển vọng và thách thức đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tìm hiểu các cơ hội hợp tác kinh doanh tiềm năng trong lĩnh vực này./.- Từ khóa :
- thủy sản
- việt nam hà lan
- giao thương
Tin liên quan
-
DN cần biết
Những thách thức “làm khó” thủy sản đến với kỷ lục mới
08:18' - 04/09/2022
Sau khi tăng nóng tới trên 60% thì những tháng gần đây xuất khẩu thuỷ sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt và tăng trưởng chậm lại.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng " IUU: Bà Rịa-Vũng Tàu khó xử phạt tàu cá vi phạm khai thác thủy sản
14:17' - 30/08/2022
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, việc xử phạt các tàu vi phạm khai thác thủy sản trên biển gặp khó khăn do số tiền phạt thì lớn mà số tiền chấp hành nộp phạt rất ít.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 13%
12:11' - 29/08/2022
8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 66,2 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá gạo Ấn Độ giảm tuần thứ ba liên tiếp
17:50' - 26/07/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm tuần thứ ba liên tiếp, do chịu áp lực từ nhu cầu thị trường suy giảm, đồng rupee yếu và tình trạng dư cung.
-
Thị trường
Nước mắm truyền thống: Hành trình giữ hồn biển cả
17:08' - 24/07/2025
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt, việc gìn giữ và phát triển nghề truyền thống không chỉ là bài toán bảo tồn văn hóa mà còn là chiến lược thúc đẩy kinh tế biển bền vững.
-
Thị trường
Giá hồ tiêu tăng vọt, xuất khẩu dự báo hồi phục tích cực nửa cuối năm
11:36' - 24/07/2025
Sự tăng trưởng ấn tượng về giá trị xuất khẩu hồ tiêu chủ yếu đến từ sự bứt phá của giá xuất khẩu. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
-
Thị trường
OCOP mở đường cho nông sản vào chuỗi giá trị lớn
09:39' - 24/07/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cho biết, đến nay tỉnh có 1.083 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (625 chủ thể tham gia); trong đó, có 13 sản phẩm 5 sao.
-
Thị trường
Nhật Bản sẽ nhập khẩu thêm gạo từ Mỹ trong hạn ngạch miễn thuế hiện hành
15:00' - 23/07/2025
Sau nhiều tháng đàm phán, 2 nước đã đạt được thỏa thuận giảm "thuế quan đối ứng" xuống 15% từ mức đề xuất 25% và cho biết việc tăng cường xuất khẩu gạo từ Mỹ sang Nhật Bản là một phần của thỏa thuận.
-
Thị trường
Hà Nội siết chặt bình ổn giá giữa tâm mưa bão
11:21' - 22/07/2025
Trái với những năm trước, khi có thiên tai, nhiều người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ dẫn đến hiện tượng “cháy hàng”, thì năm nay, tâm lý của người dân đã bình tĩnh hơn, chủ động hơn.
-
Thị trường
Doanh nghiệp bán lẻ đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân ứng phó bão số 3
10:10' - 22/07/2025
Hệ thống siêu thị WinMart đã nhanh chóng triển khai kế hoạch dự phòng, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành để đảm bảo dự trữ đầy đủ hàng hóa, thực phẩm thiết yếu, thực phẩm khô...
-
Thị trường
Việt Nam lần đầu tham dự hội chợ cà phê tại Chile
08:24' - 21/07/2025
Trong hai ngày 19-20/7 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Chile đã tham gia Hội chợ ExpoCafé 2025, được tổ chức tại khu triển lãm Espacio Riesco, thủ đô Santiago.
-
Thị trường
Dư cung, cầu yếu kéo giá gạo Ấn Độ xuống mức thấp nhất hơn 2 năm
19:49' - 19/07/2025
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 377-382 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2022, giảm so với mức 380-385 USD/tấn của tuần trước.