Giật mình với thu nhập "khủng" từ kinh doanh qua mạng và kinh nghiệm chống thất thu thuế
Vậy, làm thế nào để vừa kích thích được các hộ kinh doanh qua mạng nhưng lại thu được thuế đang là vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý hiện nay.
Kinh nghiệm từ Hà Nội cho thấy, ngoài tuyên truyền, cơ quan thuế luôn có quan điểm trân trọng và đánh giá cao thái độ hợp tác của người nộp thuế kinh doanh qua mạng. Nhờ đó, số thu thuế từ lĩnh vực này đều tăng nhiều lần qua các năm, góp phần hoàn thành thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô.
*Khó như thu thuế qua mạng Do xu hướng của xã hội, cũng như tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó kiểm soát, tại Hà Nội hiện nay gia tăng khá nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện kinh doanh qua mạng, thương mại điện tử.Điều này kéo theo nguy cơ thất thu thuế nếu như không được kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, trong thời gian qua, Cục Thuế Hà Nội đã thu thập được dữ liệu của 1.194 cá nhân với tổng doanh thu 3.614 tỷ đồng, dự kiến số thuế 253 tỷ đồng (tính theo tỷ lệ thuế suất áp dụng cho dịch vụ quảng cáo là 7%).
Ngoài ra, Cục Thuế Hà Nội cũng có danh sách, tài khoản của 36.068 shop bán hàng online với số tiền giao dịch là 14.290 tỷ đồng; trong đó, tài khoản của cá nhân là 35.971 tài khoản với số lượng tiền giao dịch 4.851 tỷ đồng; tài khoản doanh nghiệp là 97 tài khoản với số tiền giao dịch 9.438 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Cục Thuế Hà Nội đã rà soát 13.422 chủ tài khoản Facebook có các hoạt động kinh doanh; trong đó, có khoảng 2.000 cá nhân đã đăng ký và được cấp thu thập dữ liệu. Với số liệu trên, bước đầu Cục Thuế Hà Nội đã yêu cầu hàng nghìn địa chỉ cá nhân có hoạt động thương mại điện tử kê khai, nộp thuế theo quy định. Theo ông Lê Quang Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận Cầu Giấy (Hà Nội), sau khi có sự chỉ đạo của cục thuế về việc rà soát, đối với kinh doanh thương mại điện tử, chi cục đã vào cuộc triển khai, tuyên truyền vận động các hộ.Chi cục đã khoanh vùng tập trung vào rà soát 3 loại hình kinh doanh chủ yếu: bán hàng qua mạng xã hội; cung cấp các ứng dụng và sản phẩm tại các khu vực ứng dụng như Google Play, Apple Store, Youtube... để thu phí sử dụng và phí quảng cáo.
Kết quả, có 61 cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tự nguyện đến kê khai, xuất trình 473 chứng từ với số tiền 55 tỷ đồng. Đáng chú ý trong đó, có hai cá nhân tự kê khai và nộp hơn 40 tỷ đồng (một cá nhân nộp hơn 23 tỷ đồng, cá nhân khác nộp 18 tỷ đồng).Điều này khiến nhiều người và cơ quan quản lý “giật mình” trước thu nhập "khủng" của cá nhân, song cũng băn khoăn nếu số tiền thuế trên không được thu sẽ gây thất thoát khá lớn cho nhà nước.
“Đây thật sự là một lĩnh vực khó, đối tượng kinh doanh đa dạng, không có trụ sở rõ ràng, liên tục thay đổi mặt hàng, có nhiều tài khoản trên một chủ sở hữu, sử dụng tiền mặt trong giao dịch…, nên để yêu cầu người kinh doanh, kê khai, nộp thuế rất mất thời gian. Tuy nhiên, năm 2021, Chi cục Thuế sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý chặt chẽ các cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng theo chỉ đạo của Cục Thuế thành phố", ông Lê Quang Hùng cho biết. *Đánh giá cao thái độ hợp tác người nộp Hà Nội là địa bàn rộng lớn, sôi động nên thu hút đông đảo người dân, doanh nghiệp từ các nơi, các nước đến sinh sống, đầu tư.Theo đó, Hà Nội cũng không nằm ngoài trào lưu và xu thế phát triển của thương mại điện tử. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành thuế Thủ đô, phải đẩy mạnh quản lý thuế, chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, thuế phi truyền thống.
Xuất phát từ đòi hỏi trên, Cục Thuế Hà Nội đã chủ động trong việc tìm kiếm các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng. Số liệu của cơ quan thuế Hà Nội cho thấy, năm 2020, thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tăng gấp 5 lần so với năm 2019. Cho biết về kinh nghiệm trong thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội nhấn mạnh, với mục tiêu nâng cao công tác quản lý thuế, ngoài nhóm giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa thu nộp ngân sách đối với cá nhân người nộp thuế, Cục Thuế Hà Nội có quan điểm trân trọng và đánh giá cao thái độ hợp tác của người nộp thuế. Sau khi đã rà soát toàn bộ người nộp thuế trên địa bàn có hoạt động kinh doanh, bán hàng qua mạng, người có thu nhập từ việc cung cấp ứng dụng trò chơi trực tuyến cho đến quản lý các trang mạng nước ngoài, Cục Thuế Hà Nội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền và tập huấn chính sách thuế cho các đối tượng này. Hình thức tuyên truyền cũng khác nhau, để các đối tượng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Cơ quan thuế đã gửi khoảng 13.000 tin nhắn tới các chủ thuê bao có địa chỉ bán hàng trên các mạng xã hội. Thông qua đó, cơ quan thuế có những biện pháp cụ thể đối với từng nhóm đối tượng, để buộc họ phải kê khai, nộp thuế. Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Mai Sơn cho biết thêm, cùng với việc tuyên truyền, tập huấn, cục thuế đã có công văn hướng dẫn các cá nhân kinh doanh thương mại điện tử thực hiện thủ tục đăng ký thuế.Bộ thủ tục hướng dẫn này cũng được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế thành phố. Đồng thời, cơ quan thuế đăng tải trên bảng thông báo tại bộ phận “một cửa” để các cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế lưu ý, hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể về nội dung kê khai đối với người nộp thuế.
Theo ông Mai Sơn, để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại, năm 2021, Cục Thuế Hà Nội tiếp tục rà soát các quy trình nghiệp vụ để tạo cơ sở cho việc nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu, phục vụ cho việc: thu đúng, thu đủ, công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Mặt khác, ngành thuế Thủ đô sẽ tổ chức tập huấn, khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh doanh qua mạng, giao dịch điện tử, tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định; thực hiện rà soát, thanh tra, kiểm tra đối với một số trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử.Cùng với đó, ngành thuế tổng hợp các vướng mắc trong quá trình triển khai để kiến nghị Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ kiện toàn cơ sở pháp luật điều chỉnh đối với nhóm đối tượng kinh doanh qua mạng nhằm quản lý và chống thất thu thuế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội xây dựng cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử
11:46' - 11/03/2021
Hà Nội đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
-
Chứng khoán
Sàn thương mại điện tử Bukalapak lên kế hoạch IPO
17:32' - 03/03/2021
Sàn thương mại điện tử Bukalapak của Indonesia có kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) và IDX (Indonesia).
-
Tài chính & Ngân hàng
Siết quản lý thuế trong giao dịch thương mại điện tử, công nghệ thông tin
22:01' - 01/03/2021
Các giao dịch thương mại điện tử, giao dịch qua mạng rất phổ biến nhưng lại khó kiểm soát. Nếu chỉ riêng ngành thuế thì rất khó có kiểm soát và thực hiện được nhiệm vụ thu thuế trong lĩnh vực này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chiều nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
08:29'
Chiều nay, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.