Giới đầu tư chỉ trích chính sách của EU về nhiên liệu sinh học
Thời gian qua, EC đã công bố một đề xuất nhằm sửa đổi lại Chỉ thị về các nguồn năng lượng tái tạo (RED) cho giai đoạn hậu 2020 trong khuôn khổ chương trình “Gói năng lượng sạch”. Hiệp hội nông dân châu Âu phản ứng rằng sự sửa đổi liên tục và chính sách không nhất quán của EC về nhiên liệu sinh học đã gây lo lắng cho các nhà đầu tư và làm thị trường suy yếu.
Trong chương trình “Gói năng lượng sạch”, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất giảm tỷ lệ năng lượng sinh học thông thường trong giao thông từ mức tối đa 7% năm 2021 xuống còn 3,8% vào năm 2030. Cơ quan này cũng dự kiến nâng tỷ lệ các nhiên liệu khác có nồng độ khí phát thải thấp như điện gió hay nhiên liệu sinh học tiên tiến cho các phương tiện giao thông lên mức 6,8%.
Chỉ thị này vốn đã xác định mục tiêu đạt tỷ lệ 10% nhiên liệu năng lượng tái tạo trong lĩnh vực giao thông, nhưng năm 2015 nó đã được sửa đổi và đi vào áp dụng từ tháng 7/2017 với quy định về tỷ lệ nhiên liệu sinh học thông thường sẽ giảm còn 7% trong tổng số tiêu thụ năng lượng chung trong giao thông đường bộ và đường sắt của EU.
Theo Tổng thư ký công đoàn nông dân châu Âu Pekka Pesonen, Hội các hợp tác xã nông nghiệp và nông dân châu Âu đã đánh giá sự thay đổi liên tục trong các chỉ đạo của EC đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo dùng cho giao thông đang làm dấy lên quan ngại trong các nhà đầu tư.
Ông Pekka Pesonen cho biết Hội hoan nghênh sự ủng hộ rõ ràng của EC đối với nhiên liệu sinh học tiên tiến, nhưng để phát triển ngành công nghiệp này mà phải hy sinh nhiên liệu sinh học thông thường thì dễ dẫn đến làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư.
Chính sách về nhiên liệu sinh học hiện nay được đánh giá là không ổn định và chưa tạo ra được môi trường thuận lợi cho việc thiết lập những nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học phục vụ cho thị trường. Ông Pekka Pesonen cũng khẳng định rằng việc cắt giảm nhiên liệu sinh học thông thường không tương thích với các điều kiện của thị trường và các quy định về hỗn hợp nhiên liệu sinh học.
Ông Pekka Pesonen giải thích rằng phát triển nhiên liệu sinh học tiên tiến cũng phụ thuộc vào sức mạnh của thị trường nhiên liệu thông thường và một cách tiếp cận khác phải được tính đến để tăng cường vai trò năng lượng sinh khối nông nghiệp và lâm nghiệp trong tất cả các lĩnh vực năng lượng sinh học.
Ông kết luận sản xuất nhiên liệu hóa thạch lấy từ chất thải (nguyên lý của kinh tế xoay vòng) phải bị loại bỏ vì nó sẽ mang lại những nhiên liệu hóa thạch giá rẻ hơn và đi ngược lại với các mục tiêu môi trường và năng lượng của EU.
EC có một đề xuất khác là tránh xa các nhiên liệu sinh học sản xuất từ cây trồng, nhưng tổ chức phi chính phủ Transport & Environment không đồng ý với kiến này. Theo Transport & Environment, các nhiên liệu thế hệ đầu được công chúng ủng hộ mạnh mẽ và chính sách mới đề xuất tăng nhiêu liệu sinh học sản xuất từ chất thải hoặc điện tái tạo sử dụng trong phương tiện giao thông không có được sự ủng hộ tương tự.
Chuyên gia về dầu lửa và nhiên liệu sinh học Laura Buffet của Transport & Environment cho biết tổ chức này đã tài trợ cho một nghiên cứu và kết quả chỉ ra rằng 95% đầu tư tại các cơ sở có liên quan đến nhiên liệu sinh học sẽ được hoàn trả từ nay đến cuối 2017. Đây là thời gian để EC cho ra đời các chính sách thay thế tốt hơn.
EC đề xuất giảm tỷ lệ nhiên liệu sinh học thông thường từ nay đến năm 2030. Theo Transport & Environment, đây là một biện pháp cần thiết, nhưng không đi quá xa. Tổ chức này mong muốn việc thúc đẩy phát triển nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai bền vững hơn.
Sự thay đổi liên tục các chính sách của EU đã làm nản lòng các nhà đầu tư và gây ra những thiệt hại về kinh tế. Giám đốc về đầu tư của Ethanol Europe, ông Eric Sievers cho biết trong 5 năm đầu thiên niên kỷ này, các nhà đầu tư đã tích lũy mỗi năm hàng trăm triệu euro trong ngành nhiên liệu sinh học và 5 năm tiếp theo, người ta dự báo con số sẽ là hàng tỷ euro mỗi năm.
Nhưng thật đáng tiếc, chỉ thị về các nguồn năng lượng và sự thay đổi các chính sách khác nhau của EC đã làm giảm dần đầu tư trong lĩnh vực này.
Mặc dù ngành công nghiệp năng lượng sinh học vẫn luôn là lĩnh vực hấp dẫn để đầu tư, nhưng các thể chế châu Âu cần phải thừa nhận rằng rủi ro xuất phát từ chính sách của họ chứ không phải các rủi ro kỹ thuật hay giá dầu mỏ. Điều đó làm nhiên liệu sinh học tại châu Âu hiện nay mất đi tính hấp dẫn và trở thành những tài sản ngoài tầm tay đối với giới đầu tư.
- Từ khóa :
- năng lượng tái tạo
- nhiên liệu sinh học
- eu
- đầu tư
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ thu hồi giấy phép tiếp cận nếu sử dụng nguồn gen gây hại trong công nghệ sinh học
19:27' - 18/05/2017
Nghị định số 59/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định ba đối tượng phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba khởi công xây dựng nhà máy điện sinh học lớn nhất bằng vốn đầu tư nước ngoài
15:35' - 28/04/2017
Ngày 28/4, Cuba khởi công xây dựng nhà máy điện sinh học lớn nhất tại nước này bằng vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra nguồn năng lượng sạch.
-
Đời sống
Sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ vi tảo
12:55' - 24/04/2017
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học tự trị Coahuila (Uadec) của Mexico đã phát triển thành công việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ một loài vi tảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Năng lượng tái sinh sẽ là nhiên liệu chủ đạo trong tương lai
06:10' - 12/04/2017
Báo cáo mới đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) dự đoán năng lượng tái sinh (năng lượng tái tạo) sẽ là nhiên liệu chủ đạo của thế giới trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.