Giới chuyên gia bác cáo buộc "tấn công sóng âm" nhằm vào nhân viên ngoại giao Mỹ
Kết thúc phiên thảo luận trực tuyến đầu tiên liên quan đến cái gọi là các "cuộc tấn công sóng âm" mà Mỹ cho là ảnh hưởng đến các nhà ngoại giao làm việc tại La Habana, ngày 15/11, các nhà khoa học Cuba và nước ngoài đã đưa ra bằng chứng khoa học khẳng định không thể có loại sóng âm nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như Washington cáo buộc.
Theo các nhà khoa học Cuba và quốc tế, việc tiến hành các cuộc "tấn công sóng âm" nhằm vào một số đối tượng cụ thể như giả định của phía Mỹ mà không bị phát hiện hay gây ảnh hưởng đến nhóm người quy mô lớn hơn là điều không thể.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng 24 nhân viên ngoại giao nước này cùng gia đình họ tại Cuba có triệu chứng buồn nôn, đau đầu, mất thăng bằng, mất thính lực, đau mặt và bụng, suy giảm trí nhớ và tổn thương não sau khi bị ảnh hưởng bởi các "vụ tấn công sóng âm".
Giáo sư, nhà thính học Colleen LePrell thuộc Đại học Texas cho biết ông chưa từng biết về vụ tấn công bằng "sóng âm" như vậy và việc một người đột ngột mất thính lực mà nguyên nhân là do "sóng âm" là điều khác thường.
Liên quan đến 14 mẫu ghi âm âm thanh mà giới chức Mỹ cung cấp, các nhà khoa học cho rằng những mẫu âm thanh này tương tự như âm thanh do con dế hay ve sầu phát ra.
Giáo sư, nhà vật lý học Carlos Barcelo thuộc Ủy ban các chuyên gia Cuba, đơn vị có nhiệm vụ điều tra vụ việc trên, cho rằng cường độ âm thanh của những mẫu này không đủ mạnh để gây mất thính lực bởi chúng chưa tới 90 decibel trong khi âm thanh phải có cường độ lớn hơn 100 decibel mới gây tác động tiêu cực. Đồng quan điểm trên, Giáo sư Jose Manuel Villar cho rằng cả 14 mẫu âm thanh này không đủ cường độ để gây tổn hại tới sức khỏe con người như phía Mỹ cáo buộc.
Trong khi đó, nhà tâm lý học Andrew Oxenham thuộc Đại học Minnesota khẳng định một thiết bị sóng âm không thể gây hại bởi không đủ cường độ để tác động đến tai con người dẫn tới mất thính lực.
Phiên thảo luận trực tuyến trên nằm trong khuôn khổ diễn đàn trực tuyến kéo dài hai ngày 15-16/11 do Ủy ban các chuyên gia Cuba tổ chức. Ủy ban này đã mời các nhà khoa học tham gia nhằm trao đổi những thông tin và ý kiến của cộng đồng khoa học quốc tế hay những người quan tâm liên quan về cái gọi là các “cuộc tấn công sóng âm” mà Mỹ giả định đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe các nhà ngoại giao nước này làm việc tại La Habana.
Vụ việc đã khiến quan hệ ngoại giao trở nên căng thẳng. Tới tháng 5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã trục xuất 2 nhà ngoại giao Cuba tại Mỹ, cho dù tới tháng 6, phía Mỹ mới cử đoàn phối hợp điều tra đầu tiên tới Cuba.
Washington cho đến nay chưa hề công bố bất kỳ bằng chứng nào, song đã chính thức gọi vụ việc trên là các cuộc “tấn công sóng âm” và tiến hành hàng loạt biện pháp làm leo thang căng thẳng song phương, bao gồm cả việc rút 60% số nhân viên tại Đại sứ quán của mình ở La Habana về nước và trục xuất tổng cộng 15 nhân viên của Đại sứ quán Cuba tại Mỹ. Washington còn đưa ra cảnh báo đi lại tới Cuba đối với công dân Mỹ.
>>>Cuba tiến hành tham vấn khoa học trực tuyến về các vụ “tấn công sóng âm”
- Từ khóa :
- tấn công sóng âm
- cuba
- la habana
- nhân viên ngoại giao mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuba tiến hành tham vấn khoa học trực tuyến về các vụ “tấn công sóng âm”
08:21' - 14/11/2017
Ủy ban các chuyên gia Cuba từng nghiên cứu các “cuộc tấn công sóng âm” mà Mỹ giả định đã ảnh hưởng tới các nhà ngoại giao Mỹ tại Cuba đã mời các nhà khoa học thảo luận trực tuyến về vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Cuba: Cáo buộc tấn công sóng âm là "hoàn toàn sai lầm"
08:08' - 29/10/2017
Ngày 28/10, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez đã bác bỏ các cáo buộc về một vụ tấn công sóng âm nhằm vào nhân viên người Mỹ tại Đại sứ quán Mỹ ở La Habana.
-
Kinh tế Thế giới
Giả thuyết về cuộc "tấn công sóng âm" tới giới ngoại giao Mỹ tại Cuba
05:30' - 11/10/2017
Theo nhận định của tuần báo Progreso Semanal (xuất bản tại Mỹ bằng tiếng Tây Ban Nha), không có nơi nào an toàn cho các nhân viên ngoại giao Mỹ bằng Cuba.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.