Giới chuyên gia dịch tễ Hàn Quốc khuyến cáo về biến thể Delta Plus
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 3/8 đã ghi nhận có 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Delta Plus, một dòng phụ của biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ hồi tháng 4.
Điều đáng chú ý là một bệnh nhân nam khoảng 40 tuổi không có tiền sử du lịch nước ngoài trong khi người còn lại khoảng 50 tuổi vừa trở về từ Mỹ.
Việc cả hai người đều đã tiêm chủng đầy đủ nhưng vẫn bị nhiễm đã làm dấy lên những lo ngại rằng chủng Delta Plus có thể kháng được vaccine.
Phát biểu trước báo giới ngày 3/8, một quan chức cấp cao của KDCA nhấn mạnh rằng Hàn Quốc nên cảnh giác với biến thể Delta plus song cũng không cần phải quá lo lắng.
Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cũng cho rằng người dân nước này không nên quá lo lắng, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành cuộc điều tra dịch tễ học để tìm ra nguồn lây truyền loại biến thể mới này.
Tuy nhiên, các chuyên gia Hàn Quốc vẫn khuyến cáo chính phủ cần thực hiện ngay các biện pháp phủ đầu để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của chủng virus mới.
Đa số ý kiến đều cho rằng những đánh giá sai lầm trước đây của Chính phủ Hàn Quốc về biến thể Delta đã dẫn đến sự lây lan rộng của dịch bệnh cũng như làn sóng lây nhiễm thứ tư hiện nay.
Thời điểm Hàn Quốc phát hiện các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Delta (tháng 4/2021), các cơ quan chức năng đã không phản ứng đủ nhanh với các biện pháp kiểm dịch mạnh mẽ và còn liên tục cho rằng "tình hình đã được kiểm soát".
Kết quả là biến thể Delta đã lây lan nhanh chóng với khoảng 60% tổng số ca nhiễm mới trong tuần thứ 4 của tháng 7 vừa qua.
Giáo sư chuyên về hô hấp Chon Eun-mi làm việc tại Bệnh viện Mokdong thuộc Đại học Nữ Ewha (Hàn Quốc) cho rằng chính phủ nên mở rộng các xét nghiệm giải trình tự gene để phát hiện thêm các trường hợp khác nhiễm biến thể Delta Plus.
Nếu giả định biến thể Delta Plus tương tự như chủng Delta ban đầu thì điều đó cũng có nghĩa là vaccine và phương pháp điều trị hiện nay có thể còn kém hiệu quả hơn.
Kim Woo-joo, Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện đại học Guro (Hàn Quốc) cho rằng chính phủ không nên đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của loại biến thể mới cho dù chỉ mới ghi nhận có 2 trường hợp nhiễm.
Ông lưu ý thêm rằng cần phải tiến hành một cuộc điều tra dịch tễ học kỹ lưỡng trong khi đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu về biến thể Delta Plus.
Trong khi đó, Công ty khảo sát ý kiến và nghiên cứu thị trường Hankook (Hankook Research) mới đây đã tiến hành cuộc khảo sát nhận thức của người dân về dịch COVID-19 từ ngày 27-29/7.
Kết quả cho thấy 84% người được hỏi ủng hộ biện pháp nâng giãn cách xã hội lên cấp độ 4 đối với khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận (tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon).
Chỉ có 20,5% ý kiến cho rằng cần duy trì lệnh giãn cách xã hội như hiện nay đến cuối tháng 8; 25,1% ủng hộ gia hạn lệnh giãn cách xã hội đến cuối tháng 9 và 20,3% đồng ý cần giữ nguyên lệnh giãn cách xã hội đến cuối tháng 11, thời điểm dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế Campuchia xác nhận biến thể Delta đang lan rộng trong cộng đồng
16:25' - 04/08/2021
Chỉ trong 4 ngày từ ngày 31/7-3/8, Campuchia đã phát hiện 260 ca nhiễm biến thể Delta là lao động di cư trở về từ Thái Lan, hành khách đi máy bay, nhân viên y tế và cả người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến thể Delta tiếp tục lây lan nhanh tại Mỹ
07:37' - 04/08/2021
Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tiếp tục gia tăng và các bệnh viện chịu sức ép lớn hơn, nhất là tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp đang khiến các chuyên gia khuyến cáo người dân đi tiêm chủng.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể Delta Plus
10:53' - 03/08/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 3/8 cho biết vừa phát hiện 2 bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể Delta plus có khả năng lây nhiễm cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D. Trump muốn EU tăng nhập khẩu năng lượng
08:27'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/4 xác nhận các mức thuế dự kiến đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) sẽ được triển khai theo đúng kế hoạch.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ dọa áp thuế bổ sung 50% với Trung Quốc
07:46'
Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc nếu nước này không rút lại mức thuế trả đũa 34% đối với Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Giới chuyên gia kêu gọi chính phủ hành động trước rủi ro kinh tế
09:03' - 07/04/2025
Chính phủ nước này cần nhanh chóng quyết định ngân sách bổ sung để hỗ trợ nền kinh tế vốn đang suy yếu và sẽ tiếp tục trì trệ cho dù cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol đã bị bãi nhiệm.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:21' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:20' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Các hiệp hội kinh tế Hàn Quốc kêu gọi ổn định chính trị, khôi phục kinh tế
12:34' - 05/04/2025
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đưa ra lời kêu gọi chấm dứt xung đột và tập trung nỗ lực vào việc ứng phó với các vấn đề kinh tế như cuộc chiến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
UNCTAD: Nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do thuế quan
08:19' - 05/04/2025
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 4/4 đã ra thông báo đánh giá về nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang sau khi Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF đánh giá lại rủi ro từ thuế quan Mỹ với kinh tế thế giới
13:30' - 04/04/2025
IMF hiện đang đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế vĩ mô từ các biện pháp thuế quan mới được công bố.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Giám đốc WTO: Thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm khoảng 1% vì thuế quan mới của Mỹ
09:18' - 04/04/2025
Theo Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kế hoạch thuế quan mới được Mỹ công bố có thể khiến tổng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu giảm khoảng 1% trong năm nay.