Giới chuyên gia: Không nên quá quan ngại về thị trường chứng khoán Trung Quốc
Đài Bắc Kinh (11/1): Bước sang Năm mới 2016, thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm nghiêm trọng và phải áp dụng cơ chế "cầu chì" ngừng giao dịch.
Bên cạnh đó, tỷ giá đồng NDT liên tục sụt giảm so với đồng USD, gây nên bầu không khí u ám trên thị trường. Song, theo không ít nhà kinh tế học và phương tiện truyền thông phương Tây, sự bấp bênh của thị trường chứng khoán Trung Quốc là hiện tượng bình thường xuất hiện trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, nên không quá đáng ngại.
Thị trường cần trở lại tình hình cơ bản của kinh tế Trung Quốc, đánh giá đầy đủ cải cách của Chính phủ Trung Quốc, phát hiện động lực mới và cơ hội mới, để đưa ra phản ứng hợp lý.
Giám đốc Đầu tư của Quỹ Krane Brendan Ahern cho biết nhân tố khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm bao gồm chỉ số sản suất thấp hơn dự báo, đồng NDT giảm giá mạnh so với đồng USD,...
Những nhân tố ngắn hạn này nếu chỉ xảy ra riêng lẻ sẽ không tác động quá lớn đến thị trường, nhưng tổng hợp lại sẽ dẫn tới sự hoảng loạn bất ngờ. Ông Ahern cho rằng cơ chế "cầu chì" còn mới mẻ đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Nhà quản lý giám sát, nhà đầu tư đều cần có thời gian để thích ứng.
Thị trường bấp bênh là điều khó tránh khỏi. Một khi sự hoảng loạn ngắn hạn của thị trường được khắc phục, chính sách cải cách mới của Chính phủ Trung Quốc khóa này được thực thi đầy đủ, giới đầu tư sẽ nhận thấy thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn có giá trị đầu tư khá lớn trong lĩnh vực tiêu dùng trong nước, Internet, thương mại điện tử...
Một số nhà phân tích còn cho rằng, do mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế thực ở Trung Quốc không chặt chẽ lắm, nên thị trường chứng khoán Trung Quốc bấp bênh không thể phản ánh tình hình cơ bản của nền kinh tế, tác động đối với kinh tế cũng không rõ rệt.
Nhà phân tích đầu tư của Công ty Quản lý vốn quốc tế Mathews Andy Rothman nhận định, thị trường chứng khoán Trung Quốc không phản ánh chính xác tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc. Tình hình cơ bản kinh tế Trung Quốc vẫn khá vững chắc, lĩnh vực tiêu dùng và ngành dịch vụ trong tương lai sẽ tiếp tục dẫn dắt kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vững.
Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo vừa công bố mang tên "Triển vọng kinh tế thế giới" đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 2,9%. Báo cáo viết, dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay là 6,7%, sang năm chậm lại còn 6,5%. Mặc dù vậy, dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn tốt hơn các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Nga... Trong các nền kinh tế phát triển, cho dù kinh tế Mỹ có đà phục hồi khá tốt, dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay và sang năm cũng chỉ là 2,7% và 2,4%.
Hầu hết giới phân tích đều cho rằng mặc dù đà phục hồi kinh tế thế giới không mấy sáng sủa, kinh tế Trung Quốc đối mặt với áp lực suy giảm, song việc tái cân bằng kinh tế Trung Quốc đang tiến lên trong ổn định, dự báo thị trường sẽ dần bình ổn.
Ban Đầu tư Ngân hàng DBS Singapore nêu rõ những nhân tố có lợi đối với thị trường chứng khoán hiện nay vẫn tồn tại: kinh tế Mỹ liên tục phục hồi, mặc dù tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, nhưng mức tăng vẫn khả quan.../.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Bắc Kinh tiếp tục nâng giá đồng NDT, chứng khoán Trung Quốc đi xuống
10:06' - 11/01/2016
Mở cửa phiên giao dịch ngày 11/1, thị trường chứng khoán Trung Quốc đi xuống.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Trung Quốc tăng gần 2%
17:49' - 08/01/2016
Ngày 8/1, chứng khoán Trung Quốc đã ghi được điểm sau khi Bắc Kinh quyết định tạm ngừng cơ chế “tự ngắt” giao dịch đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo trong một tuần vừa qua.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Trung Quốc lần thứ hai phải đóng cửa
11:36' - 07/01/2016
Thị trường chứng khoán Thượng Hải đã phải tạm ngừng giao dịch 15 phút sau khi mở cửa phiên giao dịch ngày 7/1.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán Trung Quốc lại tạm ngừng giao dịch 15 phút
10:19' - 07/01/2016
Theo Tân Hoa xã, sáng 7/1, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phải ngừng giao dịch trong 15 phút sau khi giá các cổ phiếu sụt giảm mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.