Giới chuyên gia khuyến cáo về đồng Libra của Facebook
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nhật Bản cuối tuần trước, nhà lãnh đạo các nước thành viên đã nhận được lá thư từ FSB trong đó, ông Quarles kêu gọi cần khai thác lợi ích của đổi mới tài chính và công nghệ, bao gồm cả các rủi ro.
Ông đặc biệt liên hệ tới việc sử dụng “tài sản tiền điện tử” cho mục đích thanh toán cá nhân và nói rằng việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử cần được giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn cao.
Lá thư được cho là rất kịp thời, vì từ đầu tháng trước, Facebook đã thông báo kế hoạch ra mắt loại tiền điện tử mới Libra, dự kiến trong nửa đầu năm tới. Đây là một tham vọng toàn cầu mà 2,4 tỷ người sử dụng Facebook có thể giúp hiện thực hóa.
Cuối tuần trước, Ngân hàng Thanh toán quốc tế cũng cảnh báo tiền điện tử do các công ty công nghệ lớn phát hành có thể nhanh chóng thiết lập vị trí thống trị trong nền tài chính toàn cầu, đe dọa sự cạnh tranh và ổn định.
Không giống như các loại tiền điện tử khác, vốn không có giá trị nội tại và do đó không ổn định, Libra được neo vào một giỏ tiền tệ định danh (tiền do các chính phủ phát hành và đảm bảo).
Khi các cá nhân mua Libra, liên doanh Facebook sẽ thu được một lượng tiền định danh tương ứng và đảo ngược quá trình đó khi đồng Libra được mua và hoàn lại.
Điều đó có nghĩa là giá trị của Libra sẽ tương đối ổn định vì chúng có được sự hậu thuẫn của các tài sản cố định có mệnh giá bằng một số lượng nhỏ các loại tiền tệ chính.
Đồng Libra của Facebook có thể giảm các chi phí giao dịch trung gian của quá trình thanh toán, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới, nếu có thể tránh được các “website kiểm soát đắt tiền”.
Thu nhập từ tài sản cố định được cho là sẽ đảm bảo của việc phát hành Libra. Không giống như lãi suất từ tiền gửi ngân hàng, các bảo đảm này sẽ trao cho Facebook và các đối tác khác quyền kiểm soát trao đổi để đạt lợi nhuận cao hơn.
Facebook và các gã khổng lồ công nghệ khác đã chứng minh họ có khả năng khai thác hiệu quả kinh tế của mình về quy mô và hiệu ứng mạng để tạo ra hệ sinh thái thanh toán toàn cầu thống trị với số lượng người dùng khổng lồ.
Thông tin tài chính về cơ bản chỉ là dữ liệu và Facebook cùng các đối tác của mình sẽ có thể phát triển cơ sở người dùng Libra và khai thác dữ liệu của họ từ cả hai nguồn Libra và trong các kênh hiện tại để kiếm lợi nhuận, nếu việc kiểm tra và quản lý vẫn lỏng lẻo như những gì đang thực hiện với Facebook và Google hiện nay.
Thậm chí ngay cả khi Facebook chỉ duy trì Libra là một hệ thống thanh toán, giữ đồng tiền này trong sự lưu thông cùng các loại tiền tệ định danh dự trữ khác, thì các quyết định mà Facebook đã đưa ra về tiền tệ và tài sản để mua, sẽ có khả năng làm dịch chuyển thị trường trái phiếu và tiền tệ.
Do đó quan điểm cho rằng Hiệp hội Libra, một tổ chức độc quyền, không được kiểm soát do Facebook dẫn đầu, có thể trở thành một "ngân hàng bóng tối" toàn cầu hay thậm chí là một ngân hàng trung ương toàn cầu không chỉ làm bối rối mà còn gây lo ngại lớn.
Đó là lý do vì sao các chính phủ và ngân hàng trung ương nên làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng đồng Libra được kiểm soát nghiêm ngặt để hạn chế hệ lụy gì có thể xảy ra – hay tiêu diệt nó trước khi nó có cơ hội gây ra các hệ lụy đó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia lo ngại về tác động của tiền điện tử Facebook
17:34' - 20/06/2019
Việc Facebook thông báo dự án ra mắt tiền điện tử Libra mặc dù được đánh giá là một bước chuyển lớn song đã làm dấy lên không ít quan ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Facebook phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về tiền điện tử Libra
11:33' - 20/06/2019
Đại diện của hãng công nghệ Facebook sẽ phải điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ nhằm làm rõ kế hoạch phát hành tiền điện tử Libra mới đây của mình.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tin chính thức về tiền điện tử Libra của Facebook
18:17' - 18/06/2019
Facebook Inc đã tiết lộ kế hoạch ra mắt đồng tiền điện tử của riêng mình có tên Libra.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 23/5: Ngân hàng điều chỉnh nhẹ giá USD và NDT
08:55'
Tỷ giá USD hôm nay tăng 5 đồng ở cả chiều mua và bán, lên thành 25.795 - 26.155 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
OCB phát hành cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ thêm gần 2.000 tỷ đồng
20:11' - 22/05/2025
OCB dự kiến phát hành hơn 197,2 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền 100:8.
-
Ngân hàng
Sacombank bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc mới
11:59' - 22/05/2025
Hội đồng quản trị Sacombank đã thông qua quyết định thôi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm và tuyển dụng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung làm Quyền Tổng giám đốc.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 22/5: Giá USD và NDT cùng đi lên
08:56' - 22/05/2025
Lúc 8h23 sáng nay, tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.790 - 26.150 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Hàng nghìn quà tặng từ chương trình Sinh nhật VPBankS 3 tuổi trên NEO Invest
08:01' - 22/05/2025
VPBankS khởi động chương trình khuyến mãi dưới hình thức dễ tiếp cận, đảm bảo mọi người tham gia đều có quà, từ điểm Loyalty cho đến giải thưởng tiền mặt giá trị.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh
15:15' - 21/05/2025
Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 21/5: Giá USD và NDT tăng nhẹ
08:44' - 21/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 21/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.780 - 26.140 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng thêm 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Xu hướng giảm lãi suất ngày càng lan rộng trên thế giới
08:00' - 21/05/2025
Các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế chủ chốt khu vực châu Phi đang trong quá trình xem xét điều chỉnh lãi suất trong những tuần tới.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 20/5: Giá USD nhích tăng, giá NDT đứng yên
08:59' - 20/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 20/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.760 - 26.120 VND/USD (mua vào - bán ra). So với sáng 19/5, tỷ giá tại hai ngân hàng trên tăng 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch.