Tin chính thức về tiền điện tử Libra của Facebook
Ngày 18/6, mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook Inc đã tiết lộ kế hoạch ra mắt đồng tiền điện tử của riêng mình có tên Libra như một phần trong nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh và chuyển hướng sang thương mại điện tử và thanh toán toàn cầu của họ.
Theo các tài liệu được công bố cùng các cuộc phỏng vấn với một số nhà quản lý cấp cao, Facebook đã liên kết với 28 đối tác và hình thành một một thực thể có tên là Libra Association (tạm dịch: Hiệp hội Libra).Thực thể này có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ và sẽ quản lý đồng tiền kỹ thuật số mới của Facebook dự kiến sẽ ra mắt vào nửa đầu năm 2020.
Facebook cũng đã tạo ra một công ty con có tên Calibra. Công ty này sẽ cung cấp dịch vụ ví điện tử giúp người dùng tiết kiệm, gửi và chi tiêu đồng Libra. Calibra sẽ được kết nối với các nền tảng nhắn tin của Facebook là Messenger và WhatsApp vốn đang có hơn một tỷ người dùng. Libra được xác định sẽ là một “stablecoin” được định giá theo một rổ các đồng nội tệ chủ chốt do các chính phủ phát hành. Libra Association sẽ theo dõi rổ tiền tệ này và có thể thay đổi tỷ trọng các thành phần nếu cần thiết để bù đắp cho bất cứ biến động giá lớn của một ngoại tệ nào.Điều này để nhằm duy trì giá trị của đồng Libra luôn ổn định, tránh tình trạng lên xuống thất thường như các loại tiền điện tử khác. Hiện Libra Association vẫn đang xác định giá khởi điểm cho Libra, nhưng nó được cho là sẽ gần tương đương giá trị của đồng USD, hoặc euro hay bảng Anh để người dùng có thể dễ dàng khái niệm hóa.
Facebook bày tỏ hy vọng với đồng Libra, công ty này sẽ không chỉ cung cấp kết nối cho các giao dịch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn cầu mà còn giúp các khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng tiếp cận các dịch vụ tài chính lần đầu tiên. Các đối tác trong dự án Libra của Facebook bao gồm nhiều cái tên đình đám như Mastercard Inc, Visa Inc, Spotify Technology SA, PayPal Holdings Inc, eBay Inc, Uber Technologies Inc và Vodafone Group Plc, cũng như các công ty đầu tư mạo hiểm như Andreessen Horowitz.Mỗi công ty phải đầu tư ít nhất 10 triệu USD để tham gia dự án và mỗi thành viên có một phiếu bầu cho các quyết định quan trọng liên quan đến mạng lưới tiền điện tử này. Facebook không có kế hoạch duy trì vai trò lãnh đạo sau năm 2019.
Mặc dù không có ngân hàng nào trong số các thành viên dự án được công bố ban đầu, nhưng theo ông Jorn Lambert, Phó Chủ tịch điều hành cho các giải pháp kỹ thuật số tại Mastercard, những ngân hàng này đang chờ đợi phản ứng từ các nhà quản lý và người tiêu dùng trước khi quyết định có tham gia hay không. Thông báo về đồng tiền điện tử Libra được đưa ra giữa bối cảnh Facebook vẫn đang vật lộn với những chỉ trích của công chúng sau một loạt vụ bê bối lộ thông tin cá nhân người dùng.Giới quan sát đã đặt ra một số câu hỏi về tình bảo mật và khả năng tiếp cận thông tin khách hàng của các nhà tài trợ cho Libra. Đồng thời, họ cũng cảnh báo Facebook có thể đối mặt với làn sóng phản đối từ những nhóm bảo vệ người tiêu dùng, các nhà quản lý và nhà lập pháp nếu không giải quyết được những khúc mắc này./.
>>> Bitcoin tăng lên mức cao nhất kể từ tháng Bảy năm ngoáiTin liên quan
-
Doanh nghiệp
Facebook sẽ phát hành tiền điện tử vào năm 2020
20:02' - 24/05/2019
Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng, đã liên hệ với các cơ quan quản lý tài chính Mỹ và Anh với ý định phát hành một đồng tiền điện tử của riêng mình vào năm tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh giác trước những lời mời gọi đầu tư tiền điện tử
15:50' - 03/04/2019
Tỉnh Yên Bái hiện có một số người dân tham gia đầu tư vào một đồng tiền thanh toán được gọi là Payer, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất tiền oan khi không tìm hiểu kỹ về đồng tiền này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tài khoản tiền điện tử khủng bị "đóng băng" ngoài ý muốn
14:25' - 05/02/2019
Theo giải trình của Robertson, máy tính chủ của Cotten vẫn duy trì một "ví lạnh" tiền điện tử và một số tài khoản tiền điện tử trị giá 180 triệu CAD bị "đóng băng" do Cotton qua đời.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39'
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,