Giới chuyên gia: Quan hệ Việt-Nhật sẽ không thay đổi thay đổi lãnh đạo ở Nhật Bản
Ngày 29/9, các nghị sĩ của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản sẽ nhóm họp ở thủ đô Tokyo để bỏ phiếu bầu Chủ tịch mới, người sẽ thay thế vị trí Thủ tướng của ông Suga Yoshihide.
Trả lời phỏng vấn TTXVN trước cuộc bầu cử này, ông Ryokichi Motoyoshi, nguyên Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Nhật-Việt và đang làm chuyên gia tư vấn pháp lý cho người Việt Nam ở Nhật Bản, cho rằng dù bất cứ ai trở thành lãnh đạo mới ở Nhật Bản thì về cơ bản, chính sách đối ngoại của nước này với Việt Nam sẽ không thay đổi.
Đánh giá quan hệ Nhật-Việt trong thời gian qua, chuyên gia Motoyoshi khẳng định đây là mối quan hệ tin cậy và có rất nhiều lĩnh vực có thể hợp tác, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều vấn đề nảy sinh.
Trước khi Thủ tướng Suga thăm Việt Nam vào cuối năm ngoái, thế giới đã có sự thay đổi về các chuỗi cung ứng. Do sự thay đổi này, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nên nhiều lao động nước ngoài đến đây làm việc, trong đó lao động Việt Nam đang chiếm tỷ trọng cao nhất.
Sau khi Thủ tướng Suga nhậm chức, ông đã lựa chọn Việt Nam làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Chuyến thăm này đã góp phần xây dựng ấn tượng tốt đẹp của người dân Việt Nam về Nhật Bản và thực tế là sau đó nhiều thanh niên Việt Nam đã đến Nhật Bản để làm việc.
Khi dịch COVID-19 bùng phát ở Nhật Bản, Việt Nam tặng khẩu trang và đồ bảo hộ cho Nhật Bản và sau đó, Nhật Bản đã cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam. Điều này đã thể hiện sinh động mối quan hệ tin cậy giữa hai nước.
Chuyên gia Motoyoshi cho rằng về cơ bản, chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời chính quyền mới sẽ không có nhiều thay đổi bởi việc có sự điều chỉnh lớn về chính sách này không phải đơn giản.
Chính quyền mới sẽ chỉ bổ sung hoặc điều chỉnh chính sách đối nội, nhất là những chính sách còn thiếu hoặc chưa hiệu quả như ứng phó với dịch COVID-19.
Do đó, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ không có thay đổi lớn. Theo ông, thời gian tới, khi dịch COVID-19 ở hai nước được kiểm soát tốt, quan hệ Nhật-Việt sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trên nhiều lĩnh vực.
Hiện tại, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực. Nhật Bản cần nhiều lao động nước ngoài, nhất là lao động Việt Nam.
Vì thế, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, chắc chắn quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực này còn phát triển hơn nữa./.
- Từ khóa :
- Quan hệ Việt-Nhật
- lãnh đạo ở Nhật Bản
- Nhật Bản
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam
18:56' - 28/09/2021
Nhiều doanh nghiệp thành viên của SCCI đang đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam đều có nhận xét rất tốt về quốc gia Đông Nam Á này và muốn mở rộng quy mô đầu tư ở đây trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Nhật Bản sẽ họp phiên đặc biệt để bầu thủ tướng mới
14:53' - 21/09/2021
Ngày 21/9, Chính phủ Nhật Bản thông báo quốc hội nước này sẽ tiến hành một phiên họp đặc biệt vào ngày 4/10 để bầu ra thủ tướng mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.