Giới doanh nghiệp phản ứng thận trọng trước sự xuất hiện của "Omicron"
Trước sự xuất hiện biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19, nhiều lo ngại dấy lên về một làn sóng lây nhiễm mới có thể làm tổn hại đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Phản ứng ban đầu của các nhà kinh tế và giới doanh nghiệp pha trộn giữa tâm lý lo ngại và thận trọng.
Những kịch bản có thể xảy raNhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới, "phủ mây đen" lên các nỗ lực phục hồi kinh tế sau 2 năm đại dịch. Hiện vẫn chưa thể ước tính những rủi ro mà Omicron có thể gây ra cho nền kinh tế toàn cầu, bởi điều đó sẽ phụ thuộc vào những phát hiện của giới khoa học liên quan đến khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 và tốc độ lây truyền dịch bệnh. Trong trường hợp xấu nhất, có thể các nước lại đóng cửa biên giới.Nếu các quốc gia tái áp đặt các hạn chế đi lại, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp có nguy cơ bị suy yếu, làm hạn chế triển vọng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia trong bối cảnh mùa mua sắm cuối năm đang diễn ra. Điều này sẽ làm trầm trọng hơn chuỗi cung ứng vốn đang tắc nghẽn, làm suy yếu nhu cầu đang phục hồi. Đồng thời cũng có quan ngại về nguy cơ xảy ra lạm phát đình trệ (stagflation) - tức là tình trạng lạm phát cao hơn trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại.Các nhà kinh tế của Goldman Sachs đưa ra một kịch bản tiêu cực là thế giới sẽ chứng kiến làn sóng lây nhiễm lớn trong quý I/2022, khi đó tăng trưởng kinh tế thế giới giảm tốc, với tăng trưởng quý I/2021 chỉ vào khoảng 2% - giảm 2,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Tốc độ tăng trưởng cả năm 2022 có thể giảm xuống còn 4,2%.Trong một kịch bản tích cực hơn, biến thể mới không nguy hiểm như những lo ngại ban đầu. Dù vậy, Omicron nhắc nhở thế giới rằng đại dịch vẫn là mối đe dọa đối với kinh tế toàn cầu và nó có khả năng xuất hiện trở lại trong nhiều năm tới. Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng Natixis (Pháp) cho biết: "Chúng ta vẫn chưa rơi vào 'lạm phát đình trệ', nhưng tình trạng đóng cửa biên giới và gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài thêm một năm nữa thì có thể đẩy chúng ta đến tình trạng đó."Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà kinh tế cho rằng mức độ ảnh hưởng của Omicron có thể thấp hơn so với những thiệt hại mà thế giới đã chứng kiến trong năm 2020. Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Luis de Guindos cho rằng "những tác động đối với nền kinh tế sẽ hạn chế hơn so với năm ngoái".Lựa chọn chính sáchCông ty xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) nhận định, còn quá sớm để đưa tác động của biến thể Omicron vào dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, cho đến khi giới khoa học nắm rõ hơn về khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng của biến thể này. Fitch Ratings cho biết: "Chúng tôi hiện tin rằng một đợt suy thoái toàn cầu như đã thấy trong nửa đầu năm 2020 là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, lạm phát gia tăng sẽ gây phức tạp cho các phản ứng kinh tế vĩ mô, nếu biến thể mới cản trở tăng trưởng kinh tế".Các chính phủ dường như miễn cưỡng trong việc quay trở lại với các biện pháp giãn cách xã hội và đóng cửa biên giới chặt chẽ như trước đây. Mức độ bao phủ vaccine có thể giúp các quốc gia áp dụng các biện pháp phòng dịch linh hoạt và ít gây suy giảm tăng trưởng kinh tế.Rob Subbaraman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại công ty tài chính Nomura Holdings, nhận xét: "Doanh nghiệp và hộ gia đình đã thích nghi với các biện pháp hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, nên mức độ ảnh hưởng lần này có thể không nghiêm trọng. Nếu một làn sóng dịch mới bùng phát, các chính phủ có thể áp dụng phong tỏa cục bộ, kiểm soát đi lại trong khu vực và có thể đóng cửa các cảng biển."Theo hãng tin Bloomberg, trước khi biến thể Omicron xuất hiện, một số nhà kinh tế đã dự báo rằng nhu cầu tiêu dùng sẽ chuyển dần từ hàng hóa sang dịch vụ như giải trí và du lịch, từ đó làm giảm đà tăng nóng của lạm phát.Giờ đây, xu hướng đó dường như sẽ bị trì hoãn, và Omicron có thể làm chệch hướng kế hoạch ổn định lạm phát của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Kỳ vọng về khả năng các ngân hàng trung ương Mỹ, Anh và Australia sẽ tăng lãi suất trong năm 2022 đã thấp đi.Một “dư chấn” mà đại dịch COVID-19 để lại sau 2 năm qua là các nhà hoạch định chính sách giờ đây không còn nhiều lựa chọn để ứng phó với một đợt bùng phát dịch bệnh nguy hiểm mới. Ngoài một số ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất chủ chốt hiện vẫn ở quanh ngưỡng 0. Các chính phủ cũng đang phải gánh những khoản nợ chồng chất. Điều đó có nghĩa là các nước không còn dư địa để có thể tung ra chương trình "giải cứu" một lần nữa.
Phản ứng của doanh nghiệpTheo ông Brian Fielkow, Giám đốc điều hành (CEO) Jetco Delivery - công ty hậu cần và vận tải đường bộ ở Houston (Mỹ), biến thể mới sẽ không gây ra thảm họa nhưng vẫn cần coi đây là một mối đe dọa thực sự.Ông Fielkow cho biết sẽ chờ đợi những hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan y tế. Ông đã định tổ chức họp trong nội bộ công ty về biến thể này vào cuối tuần trước, nhưng với thông tin còn hạn chế như hiện nay, ông Fielkow và ban lãnh đạo cho biết họ muốn cẩn thận để không đưa ra các quyết định hấp tấp.Tại công ty phần mềm tiếp thị và bán hàng HubSpot, bộ phận được thành lập để ứng phó với đại dịch đã lên kế hoạch tìm hiểu thêm thông tin về biến thể và sau đó sẽ có cuộc họp trong tuần này. Giám đốc nhân sự Katie Burke cho biết HubSpot đã không gửi thông báo cho toàn công ty về biến thể Omicron vào cuối tuần trước, nhằm tránh làm nhân viên lo lắng trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn.Công ty cũng muốn có thời gian để xem xét liệu biến thể ảnh hưởng như thế nào đến các chuyến công tác hoặc sự kiện trực tiếp. Bà Burke cho biết việc ứng phó với một đại dịch đã kéo dài gần 2 năm có nghĩa là các công ty phải cẩn thận trong cách xử lý các vấn đề mới.
Các nhà bán lẻ thực phẩm cho biết họ đang chờ thông tin rõ ràng hơn về biến thể mới trước khi có sự điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh. Các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và khử trùng đã có hiệu quả trong việc bảo vệ nhân viên và khách hàng trong đại dịch.Vic Vercammen, giám đốc phụ trách về đại dịch tại chuỗi hơn 400 siêu thị Giant Eagle cho biết ông đã đọc các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đang liên hệ với quan chức y tế địa phương. Nhóm của ông đã thảo luận về những rủi ro tiềm ẩn, bao gồm khả năng biến thể sẽ xuất hiện ở Mỹ. Ông chia sẻ: "Chúng tôi đang cố gắng xác định xem đây có phải là một biến thể có thể gây nguy hiểm cho những người đã tiêm chủng đầy đủ hay không".Siêu thị Giant Eagle đã mở rộng công suất nhà kho và cho biết sẽ có nguồn cung bổ sung các mặt hàng cần thiết để đáp ứng những thay đổi về nhu cầu. Một số nhà bán lẻ đã dự đoán người tiêu dùng sẽ mua nhiều sản phẩm tẩy rửa, nhưng vẫn còn quá sớm để ước đoán biến thể Omicron sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu mua sắm.Công ty dịch vụ tài chính Gulf Coast Bank & Trust đã nâng cấp hệ thống thông gió tại các chi nhánh và tăng cường cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến hơn cho khách hàng. Nhiều nhân viên của họ cũng tiếp tục làm việc từ xa./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng lạm phát tăng mạnh
15:10' - 01/12/2021
Kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi sau giai đoạn đình trệ do đại dịch, nhưng lạm phát tăng mạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Ba mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu
05:30' - 01/12/2021
Theo tạp chí The Economist, ba mối đe dọa đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu là việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và biến thể Omicron.
-
Phân tích - Dự báo
Biến thể mới Omicron phủ bóng mây ảm đạm lên nền kinh tế
19:30' - 30/11/2021
Biến thể Omicron có thể làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế trong bối cảnh chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn và lạm phát tăng mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Phản ứng của giới tinh hoa toàn cầu với chính phủ mới của Mỹ
06:30' - 25/01/2025
Nhiều tập đoàn lớn nhiệt liệt chào đón nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng. Các đồng minh của Tổng thống đã chi những khoản tiền khổng lồ quyên góp cho ông Trump trong kỳ tranh cử vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Bí mật kinh tế của Australia
05:30' - 25/01/2025
Kỳ vọng rằng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Australia kể từ năm 2020 sẽ diễn ra vào giữa tháng 2/2025 đã được thúc đẩy khi chỉ số lạm phát cơ bản của tháng 11/2024 giảm nhẹ hơn dự kiến.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan của Mỹ - ngòi nổ chiến tranh thương mại
06:30' - 24/01/2025
Ông Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế quan đối với Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, Mexico, Canada và các nhà sản xuất ô tô Đức.
-
Phân tích - Dự báo
Cơn sốt giá cà phê ở Australia: Bài toán cung cầu toàn cầu
05:30' - 24/01/2025
Trong bối cảnh nhu cầu vượt xa nguồn cung và biến đổi khí hậu đang định hình lại các điều kiện trồng trọt, ngành công nghiệp cà phê thế giới phải đối mặt với một tương lai bấp bênh.
-
Phân tích - Dự báo
Những sắc thái trái chiều ở châu Á khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng
06:30' - 23/01/2025
Các nhà lãnh đạo châu Á đang theo dõi sát sao những quyết định đầu tiên của ông Donald Trump, sau khi ông trở lại nắm quyền điều hành nước Mỹ vào ngày 20/1/2025.
-
Phân tích - Dự báo
Thương mại toàn cầu trước bước ngoặt mới
05:30' - 23/01/2025
Tân Tổng thống Donald Trump chưa áp thuế tức thời với hàng nhập khẩu nhưng đã ban hành một sắc lệnh hành pháp yêu cầu các cơ quan liên bang rà soát, nghiên cứu một loạt vấn đề thương mại.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội cho ASEAN - Bài cuối: Thời điểm hành động
06:30' - 22/01/2025
Một thị trường chung và một cơ sở sản xuất thống nhất của ASEAN có thể là hoài bão lớn, nhưng ngay cả việc duy trì những mục tiêu chung này cũng là một bước đi đúng hướng.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội cho ASEAN - Bài 1: Tham vọng về một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
05:30' - 22/01/2025
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) luôn nỗ lực trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất như tham vọng từng đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua tiền điện tử trên toàn cầu đã được kích hoạt?
06:30' - 21/01/2025
Tiền điện tử đang hứa hẹn sẽ đóng vai trò trung tâm trong chính sách kinh tế của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ hai.