Giới học giả Mỹ: Sẽ không xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Ngày 8/2, trả lời phỏng vấn bên lề cuộc hội thảo "Mỹ nên có cách thức tiếp cận như thế nào đối với Trung Quốc? Những kiến nghị chính sách đối với chính quyền mới", nguyên Đại diện Thương mại Mỹ bà Charlene Barshefsky cho biết hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau, do đó sẽ không nước nào được lợi nếu như một trong hai bên gặp khó khăn về kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau đó không chỉ dừng lại ở lĩnh vực xuất nhập khẩu: Trung Quốc sở hữu 20% số trái phiếu hải ngoại do Bộ Tài chính Mỹ phát hành, và là một trong những chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ.
Những biến động tại thị trường chứng khoán và tỷ giá ngoại hối của Trung Quốc có thể làm rung chuyển các thị trường vốn tại Phố Wall và cả thế giới. Căn cứ vào sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau này, thách thức lớn đối với chính quyền mới của Mỹ sẽ là tìm được công cụ chính sách thích hợp để duy trì mối quan hệ Mỹ-Trung ổn định vì lợi ích của chính nước Mỹ.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc thế kỷ 21, bà Susan L.Shirk nhấn mạnh rằng lý do khiến bà tin rằng chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung sẽ không xảy ra là vì người tiêu dùng Mỹ, nền kinh tế Mỹ sẽ là bên bị hại nhiều nhất và thậm chí cả nền kinh tế thế giới sẽ bị đẩy vào tình thế nguy hiểm. Bà Shirk dự đoán và bày tỏ hy vọng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không làm leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc như những tuyên bố bề ngoài của ông. Bà cũng nói thêm rằng tất cả các quốc gia châu Á đều được lợi từ một mối quan hệ mậu dịch Mỹ-Trung ổn định.
Tại cuộc hội thảo trên, các diễn giả, tuy hạ thấp nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, song đều nhấn mạnh đến sự cấp thiết phải cải thiện tính chất "có đi có lại" trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo bà Barshefsky, để làm được điều này, các diễn giả kiến nghị chính quyền của tân Tổng thống Trump cần nỗ lực trên hai phương diện như sau: Trước hết, chính quyền mới cần hối thúc Trung Quốc thực thi nhiều hơn nữa các cam kết quốc tế đồng thời củng cố các luật của Mỹ để đối phó với những thông lệ đầu tư và mua bán không công bằng; Thứ hai, chính quyền Trump cần hối thúc Trung Quốc tham gia những thỏa thuận đầu tư và thương mại mới, thông qua đó thúc đẩy Bắc Kinh phải tiến hành những cải cách thị trường cần thiết.
Các diễn giả cho rằng lộ trình tích cực toàn diện nhất cho cuộc cải cách kinh tế và mở cửa một cách đồng bộ tại Trung Quốc nên được dựa trên một Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được sửa đổi để giành được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Quốc hội. Một hiệp định dạng TPP và những tiêu chuẩn mà hiệp định này ấn định cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho cải cách tại Trung Quốc.
Liên quan đến tác động của việc Mỹ rút khỏi TPP đối với những nền kinh tế như Việt Nam, bà Barshefsky, trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN, cho biết bà tin rằng dù có hay không có TPP, quan hệ thương mại Mỹ Việt vẫn tiếp tục đà phát triển tốt đẹp. Và điều cần thiết với Việt Nam lúc này là nên tiếp tục những cuộc cải cách nền kinh tế theo như tinh thần của TPP cho dù hiệp định này tạm thời đã bị đóng băng.
Các diễn giả khác của cuộc hội thảo do viện nghiên cứu Asia Soecity tổ chức cũng đều là những cựu quan chức cấp cao của Nhà Trắng đảm trách khu vực châu Á và các nhà kinh tế kỳ cựu gồm: nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông James B. Steinberg; nguyên Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Winston Lord; Giám đốc bộ phận nghiên cứu châu Á của Hội đồng Quan hệ đối ngoại, bà Elizabeth C. Economy; Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung của Viện Asia Soecity, ông Orville Schell./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Gần 1.000 nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh
10:31' - 01/02/2017
Đây được coi là một hành động “nổi loạn” chống lại các chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thế kẹt của Canada trong bất đồng thương mại Mỹ-Trung
14:42' - 06/01/2017
Chính sách thương mại của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đối vói Mexico và Trung Quốc đe dọa làm nổ ra một cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới và đặt Canada vào thế kẹt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống B.Obama cảnh báo về quan hệ Mỹ-Trung nếu thay đổi chính sách Đài Loan
10:42' - 17/12/2016
Tổng thống Barack Obama khẳng định Tổng thống đắc cử Donald Trump hoàn toàn có thể xem xét lại chính sách "một Trung Quốc" đối với Đài Loan.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.