Giới khoa học cảnh báo về tốc độ biến đổi khí hậu
Trong một báo cáo mới dài 52 trang, vừa được công bố trên tạp chí khoa học Vật lý và Hóa học Khí quyển, 19 nhà khoa học nói rằng loài người đang thải CO2 vào khí quyển nhanh hơn nhiều so với 55 triệu năm trước đây, và nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng 2 độ C sẽ có tác động thảm khốc đến khí hậu của hành tinh. Các tác giả cũng lên tiếng cảnh báo về việc các mảng băng lớn sụp đổ, siêu bão và sóng khổng lồ.
Nhà khoa học James Hansen, từng làm việc cho NASA (Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ) và cũng là người lãnh đạo cuộc nghiên cứu, cho hay con người có thể đã đi qua các điểm giới hạn mà muốn quay trở lại cũng không được và thế hệ tương lai sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc.
Khi ông Hansen đưa ra cảnh báo đầu tiên hồi mùa Hè năm 2015, một số nhà báo và các nhà khoa học đồng nghiệp đã chỉ trích là cảnh báo đó không đủ bằng chứng.
Bằng cách kết hợp bằng chứng về những hiện tượng biến đổi khí hậu thời cổ đại, các quan sát thời hiện đại và các kết quả của việc lập mô hình trên máy tính, các tác giả kết luận rằng việc băng tan chảy nhanh chóng ở Greenland và Nam Cực sẽ không chỉ làm mực nước biển tăng, mà còn gây ra nhiều biến đổi khí hậu khác.
Cụ thể, họ chỉ ra một hiện tượng gọi là “sự phân tầng”, nghĩa là có các vùng nước lạnh hình thành trên bề mặt của đại dương xảy ra vì các tảng băng tan chảy. Lượng nước ấm bị mắc kẹt ở dưới sẽ tiếp tục làm tan phần đáy của tảng băng, góp phần làm mực nước biển dâng nhanh chóng.
Người ta đã quan sát thấy bằng chứng về sự phân tầng này ở ngoài khơi bờ biển phía Nam của Greenland. Theo nghiên cứu này, những thay đổi sẽ dẫn đến chênh lệch nhiệt độ ngày càng tăng giữa miền Bắc và miền Xích đạo, vì thế sẽ gây ra lốc xoáy dữ dội và những cơn bão đi kèm với các con sóng khổng lồ.
Những phát hiện nêu trong nghiên cứu này được củng cố thêm với các nghiên cứu khác, chẳng hạn như một nghiên cứu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA). Một số nhà đánh giá đã ca ngợi bản báo cáo như một “kiệt tác tổng hợp học thuật”, trong khi những người khác nói rằng chưa chắc chắn rằng nó sẽ “phù hợp với những gì sẽ xảy ra trong thế giới thực”.
Tuy nhiên, theo lời một trong những nhà khoa học về sông băng tại trường Penn State Richard Alley, bài viết đó nhắc nhở chúng ta rằng những biến đổi lớn và nhanh chóng (của khí hậu) là điều có thể. Chúng ta chỉ không biết chắc về mức độ và xác suất.
Tài liệu nghiên cứu mang tên “Kiểm soát sức tàn phá của biến đổi khí hậu: Phép tính lạnh cho một hành tinh nóng” do tổ chức nhân đạo quốc tế DARA và Diễn đàn Các nước dễ bị tổn thương vì Biến đổi khí hậu (CVF) thực hiện, đã đưa ra ước tính hiện tượng Trái đất nóng dần lên, ngoài việc lấy đi sinh mạng của gần 40.000 người mỗi năm, còn gây thiệt hại kinh tế lên đến 1.200 tỷ USD, tương đương 1,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của thế giới.
Chưa dừng lại ở đó, tài liệu này còn dự báo đến năm 2030, thiệt hại kinh tế gây ra bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí sẽ tăng lên 3,2% GDP toàn cầu, trong đó những nước kém phát triển nhất sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả với mức thiệt hại có thể lên đến 11% GDP. Đồng thời, ô nhiễm không khí, gây ra bởi việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, cũng là nguyên nhân gây ra cái chết của 4,5 triệu người/năm.
Nhận định về vấn đề này, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina cho biết năng suất nông nghiệp của nước này sẽ giảm 10% nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1 độ C. Điều này có nghĩa là Dhaka sẽ mất đi khoảng 4 triệu tấn lương thực, tương đương 2,5 tỷ USD và 2% GDP. Thậm chí, nếu tính cả những thiệt hại về cơ sở vật chất và những mất mát khác, con số này có thể còn tăng lên 3-4% GDP.
Các nhà nghiên cứu của DARA và CVF cho rằng các nước đang phát triển sẽ là nạn nhân lớn nhất của biến đổi khí hậu do những nước này thường phụ thuộc vào nông nghiệp, lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai, làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng, nghèo đói và bệnh tật.
Đồng quan điểm trên, tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) vừa công bố số liệu cho thấy các nền kinh tế đang phát triển có thể thiệt hại tới 1.700 tỷ USD/năm vào năm 2050, nếu các nước không mạnh tay hành động để hạn chế sự ấm lên toàn cầu cũng như tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Oxfam, nếu nhiệt độ thế giới tăng thêm 3 độ, các nước đang phát triển sẽ cần phải chi thêm khoảng 270 tỷ USD/năm vào năm 2050 để thực hiện các biện pháp đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và mức nước biển dâng cao, đưa tổng chi phí hàng năm cho việc thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu lên tới 790 tỷ USD.
Nếu không có số tiền trên, nền kinh tế của những nước này còn có nguy cơ thiệt hại khoảng 600 tỷ USD mỗi năm vào 2050. Ngoài ra, đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) Hilal Elver cũng cho rằng hiện tượng thời tiết thường xuyên khắc nghiệt với các trận lũ lụt và hạn hán ngày một nhiều đang tác động nghiêm trọng tới an ninh lương thực của thế giới, và thậm chí dẫn đến nguy cơ thế giới sẽ có thêm 60 triệu người suy dinh dưỡng vào năm 2080.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho hay tại châu Phi, khu vực nghèo nhất nhất thế giới, biến đổi khí hậu có thể khiến giá lương thực tăng khoảng 12% trong năm 2030 và 70% trong năm 2080. Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào các quốc gia châu Phi, nơi chi phí thực phẩm chiếm tới hơn 60% tổng chi tiêu của các hộ gia đình nghèo nhất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thời tiết năm nay có thể còn nóng hơn năm nóng kỷ lục do biến đổi khí hậu
06:11' - 23/03/2016
Thời tiết năm nay có thể còn nóng hơn năm nóng kỷ lục 2015 và nhiệt độ tăng cao đã bắt đầu từ ngay những tháng đầu năm 2016, do tác động mạnh của hiện tượng El Nino.
-
Kinh tế Thế giới
Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ thiếu nước sạch do biến đổi khí hậu
10:09' - 22/03/2016
LHQ cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu đang đe dọa an ninh nước trong bối cảnh tài nguyên này đang ngày càng khan hiếm, trong khi những dịch bệnh bắt nguồn từ nước bẩn đang lây lan nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Biến đổi khí hậu: Kinh tế toàn cầu thêm "liêu xiêu"
06:08' - 16/03/2016
Biến đối khí hậu đã gây ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thiên tai tác động trực tiếp đến “thể trạng” kinh tế toàn cầu vốn đã “liêu xiêu” trước những bất ổn thị trường vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Biến đổi khí hậu là nguy cơ lớn nhất trong năm 2016
16:08' - 25/01/2016
"Báo cáo Nguy cơ Toàn cầu" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được chuyên gia phân tích sâu về 29 nguy cơ khác nhau đối với toàn cầu, dựa trên hai tiêu chí khả năng tác động và khả năng xảy ra.
-
Kinh tế Thế giới
Biến đổi khí hậu là đề tài trọng tâm của WEF 2016
15:31' - 20/01/2016
Tại diễn đàn lần này, biến đổi khí hậu là một trong những đề tài trọng tâm trong bối cảnh những nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu phần lớn chưa đạt kết quả như mong đợi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.