Biến đổi khí hậu: Kinh tế toàn cầu thêm "liêu xiêu"
Khi nhắc đến những “cơn giận” của thiên nhiên, không thể không kể tên cơn bão Sandy, một trong những cơn bão kinh hoàng nhất lịch sử thế giới đã càn quét qua bờ Đông nước Mỹ và vùng Caribe hồi cuối năm 2012, khiến hàng triệu người thiệt mạng đồng thời gây thiệt hại kinh tế lên đến 62 tỷ USD cho nước Mỹ và ít nhất 315 tỷ USD cho khu vực Caribe.
Trước Sandy còn rất nhiều cơn bão lớn khác như cơn bão Katrina hay siêu bão Haiyan..., đã để lại nỗi ám ảnh to lớn về sức tàn phá của biến đổi khí hậu đối với cả nhân loại, mà trong đó, ngoài thiệt hại về người, những mất mát kinh tế luôn là rất lớn.
Điêu đứng vì thiên tai
Tài liệu nghiên cứu mang tên “Kiểm soát sức tàn phá của biến đổi khí hậu: Phép tính lạnh cho một hành tinh nóng” do tổ chức nhân đạo quốc tế DARA và Diễn đàn Các nước dễ bị tổn thương vì Biến đổi khí hậu (CVF) thực hiện đã đưa ra ước tính hiện tượng Trái đất nóng dần lên, ngoài việc lấy đi sinh mạng của gần 40.000 người mỗi năm, còn gây thiệt hại kinh tế lên đến 1.200 tỷ USD, tương đương 1,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của thế giới.
Chưa dừng lại ở đó, tài liệu này còn dự báo đến năm 2030, thiệt hại kinh tế gây ra bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí sẽ tăng lên 3,2% GDP toàn cầu, trong đó những nước kém phát triển nhất sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả với mức thiệt hại có thể lên đến 11% GDP. Đồng thời, ô nhiễm không khí, gây ra bởi việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, cũng là nguyên nhân gây ra cái chết của 4,5 triệu người/năm.
Nhận định về vấn đề này, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina cho biết năng suất nông nghiệp của nước này sẽ giảm 10% nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1 độ C. Điều này có nghĩa là Dhaka sẽ mất đi khoảng 4 triệu tấn lương thực, tương đương 2,5 tỷ USD và 2% GDP. Thậm chí, nếu tính cả những thiệt hại về cơ sở vật chất và những mất mát khác, con số này có thể còn tăng lên 3-4% GDP.
Tác động không đồng đều
Các nhà nghiên cứu của DARA và CVF cho rằng các nước đang phát triển sẽ là nạn nhân lớn nhất của biến đổi khí hậu do những nước này thường phụ thuộc vào nông nghiệp, lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai, làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng, nghèo đói và bệnh tật.
Đồng quan điểm trên, tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) vừa công bố số liệu cho thấy các nền kinh tế đang phát triển có thể thiệt hại tới 1.700 tỷ USD/năm vào năm 2050, nếu các nước không mạnh tay hành động để hạn chế sự ấm lên toàn cầu cũng như tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Oxfam, nếu nhiệt độ thế giới tăng thêm 3 độ, các nước đang phát triển sẽ cần phải chi thêm khoảng 270 tỷ USD/năm vào năm 2050 để thực hiện các biện pháp đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và mức nước biển dâng cao, đưa tổng chi phí hàng năm cho việc thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu lên tới 790 tỷ USD.
Nếu không có số tiền trên, nền kinh tế của những nước này còn có nguy cơ thiệt hại khoảng 600 tỷ USD mỗi năm vào 2050. Ngoài ra, đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) Hilal Elver cũng cho rằng hiện tượng thời tiết thường xuyên khắc nghiệt với các trận lũ lụt và hạn hán ngày một nhiều đang tác động nghiêm trọng tới an ninh lương thực của thế giới, và thậm chí dẫn đến nguy cơ thế giới sẽ có thêm 60 triệu người suy dinh dưỡng vào năm 2080.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho hay tại châu Phi, khu vực nghèo nhất nhất thế giới. Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào các quốc gia châu Phi, nơi chi phí thực phẩm chiếm tới hơn 60% tổng chi tiêu của các hộ gia đình nghèo nhất.
Trong khi những quốc gia đang phát triển đau đầu với vấn đề biến đổi khí hậu thì những nước đã phát triển như Mỹ và Trung Quốc cũng không tránh khỏi “vòng ảnh hưởng”. Theo nghiên cứu của DARA và CVF, hiện tượng thời tiết cực đoan kể trên có thể tước đi 2% GDP của Mỹ và 1.200 tỷ USD của Trung Quốc đến năm 2030.
Tuy nhiên, với những tác động không đồng đều tại mỗi khu vực trên thế giới, biến đổi khí hậu nhiều khả năng sẽ gây ra hiện tượng bất bình đẳng trên toàn cầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng suất nông nghiệp đạt mức cao nhất khi nhiệt độ trung bình đạt ngưỡng 55 độ F (tương đương 13 độ C). Điều đó có nghĩa là hiện tượng này sẽ giúp cải thiện tình hình sản xuất tại những nước thuộc vùng lạnh ở phía Bắc song lại gây hại đến các nước trong vùng nhiệt đới.
Những tác hại to lớn của tình trạng ấm lên toàn cầu là không thể chối cãi và có thể những hiện tượng thiên nhiên cực đoan trong thời gian qua đã là một lời cảnh tỉnh đối với toàn nhân loại, góp phần giúp đưa Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris (Pháp) đạt được một loạt thỏa thuận liên quan đến việc đối phó với tình trạng này vào ngày 12/12 vừa qua.
Trong đó, một số điểm nổi bật trong thỏa thuận bao gồm việc giới hạn nhiệt độ tăng thêm ở mức 2 độ C (cố gắng chỉ trong mức 1,5 độ C) và dành 100 tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển kể từ năm 2020 để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề nhức nhối của thế giới và nhận được sự quan tâm ngày càng cao hơn từ các quốc gia lớn. Tới giờ, mới có khoảng 180 quốc gia, chiếm hơn 90% lượng khí phát thải toàn cầu, công bố cam kết giảm khí thải.
Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế cũng đang chạy đua nước rút để tìm ra nguồn tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ các nước chậm phát triển giảm khí thải làm nóng Trái Đất. Pháp, với tư cách chủ nhà của COP 21, đã nhiều lần khẳng định việc có đủ cam kết 100 tỷ USD trợ giúp các nước nghèo là một điều kiện quyết định cho thành công của hội nghị, nhưng đến nay mức cam kết đóng góp của các nước giàu mới chỉ hơn 75 tỷ USD.
Khoảng cách 25 tỷ USD vẫn còn là con số lớn. Theo các nhà quan sát, để giới hạn nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2°C, khoản tiền 100 tỷ USD mỗi năm kể trên là quá ít ỏi vì thực tế như tổ chức Oxfam ước tính, chỉ có từ 1 đến 2 tỷ USD/năm sẽ được dành cho việc giúp các nước nghèo nhất thích nghi với biến đổi khí hậu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IEA: Cần 16.500 tỷ USD để thực hiện các mục tiêu khí hậu Paris
09:55' - 14/12/2015
IEA cho rằng thế giới sẽ cần phải chi 16.500 tỷ USD trong vòng 15 năm tới để thực hiện thành công các mục tiêu chống biến đổi khí hậu vừa đạt được tại Paris cuối tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị COP21: Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu đạt các mục tiêu chính đề ra
15:15' - 13/12/2015
Trải qua 13 ngày đàm phán liên tục, với nhiều thay đổi, từ bản dự thảo đầu tiên dày hơn 50 trang, đến khi được thông qua, Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu còn lại 31 trang.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam cam kết giảm 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
10:54' - 01/12/2015
Sáng 1/12, tại Paris (Pháp), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21).
-
Kinh tế Thế giới
Các nước nghèo cần một nghìn tỷ USD chống biến đổi khí hậu
10:49' - 30/11/2015
48 nước nghèo nhất trên thế giới cần 1 nghìn tỷ USD trong khoảng từ năm 2020 đến 2030 để có thể thực hiện kế hoạch chống biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.