Biến đổi khí hậu là đề tài trọng tâm của WEF 2016
Ngày 20/1, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 46 chính thức khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ) với sự tham gia của khoảng 2.500 đại biểu đến từ 100 quốc gia, là đại diện của các chính phủ, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, xã hội.
Đây là lần đầu tiên mối quan ngại về môi trường đứng đầu danh sách những rủi ro toàn cầu được đưa ra trong báo cáo của WEF trước thời điểm khai mạc. Năm ngoái, nồng độ carbon dioxide (CO2) trong không khí toàn cầu lần đầu tiên trong lịch sử vượt quá ngưỡng an toàn 400 ppm, trong khi nhiệt độ đã tăng khoảng 1 độ C so với mức nhiệt thời kỳ trước cách mạng công nghiệp.
Biến đổi khí hậu đã và đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp cũng như toàn nhân loại, bao gồm gia tăng lũ lụt vùng ven biển, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái (đi kèm với sự suy giảm về trữ lượng cá …), và tăng chi phí làm mát và tưới tiêu. Những rủi ro trên cũng bao gồm những hậu quả địa chính trị.
Giám đốc rủi ro của Tập đoàn Bảo hiểm Zurich Cecilia Reyes cho rằng biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm những rủi ro như khủng hoảng nước, thiếu lương thực, hạn chế tăng trưởng kinh tế , làm suy yếu sự gắn kết xã hội và gia tăng các nguy cơ an ninh.
Với chủ đề "Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4", WEF 2016 nhấn mạnh sự kết hợp công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, vốn tạo ra những khả năng hoàn toàn mới. Tuy nhiên, Công nghiệp 4.0 cũng bị cho là nguyên nhân dẫn tới các mối đe dọa về việc làm khiến khoảng 5 triệu việc làm trên toàn thế giới có thể biến mất trong vòng 5 năm tới.
Chủ tịch WEF Klaus Schwab nêu rõ nếu không hành động khẩn cấp và có mục tiêu để quản lý quá trình chuyển đổi trong ngắn hạn và xây dựng một lực lượng lao động có kỹ năng trong tương lai, các chính phủ sẽ phải đối phó với tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng cùng với sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng, trong khi các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ thị trường tiêu dùng bị thu hẹp.
Ngoài ra, WEF 2016 cũng sẽ tiếp tục đề cập đến những vấn đề nóng khác như căng thẳng địa chính trị, vũ khí hủy diệt hàng loạt, cuộc khủng hoảng nước, di cư không tự nguyện quy mô lớn, giá năng lượng, tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Hội nghị sẽ diễn ra trong vòng 4 ngày với hơn 200 phiên họp, chưa kể các cuộc gặp bên lề không chính thức, các cuộc tiếp xúc bí mật, với sự tham dự của trên 40 vị nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ các nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WEF cảnh báo nguy cơ mất 5 triệu việc làm do robot hóa
07:41' - 19/01/2016
Báo cáo Những việc làm Tương lai của WEF được công bố cho thấy khoảng 5 triệu việc làm trên toàn thế giới có thể biến mất trong vòng 5 năm tới do kết quả của việc thay đổi phương pháp làm việc.
-
Kinh tế tổng hợp
Biến đổi khí hậu khiến kỷ băng hà tiếp theo xảy ra muộn hơn
16:30' - 15/01/2016
Kỷ băng hà tiếp theo sẽ diễn ra muộn hơn 50.000 năm so với tính toán do tình trạng biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
WEF cảnh báo những rủi ro với kinh tế toàn cầu
14:54' - 15/01/2016
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một loạt rủi ro, từ thiên tai đến biến đổi khí hậu, đến khủng bố cùng và tấn công mạng.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề biến đổi khí hậu: 2016 sẽ nóng kỷ lục
06:20' - 18/12/2015
Phóng viên TTXVN tại London dẫn dự báo của Cơ quan Khí tượng Anh công bố ngày 17/12 cho biết năm 2016 sẽ là năm nóng nhất trên toàn cầu từ trước đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị COP21 thông qua thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu
08:39' - 13/12/2015
Ngày 12/12, Hội nghị COP21 đã thông qua thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu, vốn đang đe dọa nhân loại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.