Giới phân tích nhận định kinh tế Mỹ chịu nhiều tổn hại do chiến tranh thương mại
Nhất là khi Mỹ cũng đang phải hứng chịu hậu quả sau khi đánh thuế 25% lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu từ Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng trước.
Thiệt hại nhãn tiền mà Washington phải gánh chịu là các nhà máy giảm giờ làm, sa thải nhân công, lợi nhuận ít đi và các công ty nước này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi hoạt động ở Trung Quốc.
Nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định đi tới cùng với những lời đe dọa áp thuế của mình, thiệt hại của cường quốc số 1 thế giới sẽ nhanh chóng lan rộng.
Nhà kinh tế trưởng thuộc bộ phận phân tích của hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s, ông Mark Zandi, ước tính vòng luẩn quẩn "ăn miếng, trả miếng" liên quan đến thuế có thể khiến nước Mỹ mất tổng cộng 700.000 việc làm và tăng trưởng kinh tế giảm 0,5%, thậm chí nhiều khả năng đẩy nước này vào tình trạng suy thoái.
Đơn cử hãng Trans-Matic ở Holland, tiểu bang Michigan chuyên chế biến kim loại thành các bộ phận xe hơi cũng như các bộ phận của khóa cửa. Giá cả đầu vào cao hơn khiến Trans-Matic buộc phải tăng giá thành, kéo theo một số khách hàng giảm đơn đặt hàng, làm doanh thu của hãng giảm từ 5 đến 10%.
Do đó, công ty này buộc phải cho 300 công nhân Mỹ làm thêm chỉ 5 giờ mỗi tuần thay vì 10 giờ làm thêm như trước. Cùng chung số phận với Trans-Matic, hãng Mid-Continent Nail, nhà sản xuất đinh lớn nhất nước Mỹ, cũng đã sa thải 60 công nhân hồi tháng trước và chuẩn bị sa thải vài trăm người. Doanh số của hãng đã giảm mạnh tới 70% sau khi Tổng thống Trump áp thuế thép nhập khẩu từ Mexico và Canada.
Trong khi đó, tại bang Winsconsin, ngành công nghiệp sữa cũng đang chật vật với mức thuế từ 15 đến 25% mà Mexico áp đặt đối với các sản phẩm bơ sữa của Mỹ, trị giá 387 triệu USD. Giá bơ bán sỉ mới đây đã giảm xuống khi cả người mua và người bán đều lo ngại về tác động của các mức thuế mới.
Theo ông Pete Hardin, chủ tạp chí Milkweed - một ấn phẩm của ngành, nhấn mạnh "doanh thu của các nông trại sữa ở Wisconsin đang bị mất sạch 20% mỗi tháng".
Nguyên nhân là do các nông dân nuôi bò sữa đã bắt đầu giảm giá cho những nhà thu mua sỉ để bù vào mức thuế cao hơn mà họ phải chịu, khiến thu nhập của họ bị giảm xuống. Các nông dân ở tiểu bang này đã phải gồng gánh vì tình trạng sữa dư thừa.
Đó là chưa kể, các mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc - vốn được mệnh danh là công xưởng toàn cầu, sẽ ảnh hưởng đến nhiều công ty vốn dựa vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo giới phân tích, các biện pháp thương mại này "nhiều khả năng gây tổn thương cho các công ty Mỹ hơn là các công ty Trung Quốc".
Chiến tranh thương mại không chỉ tác động đến ngành công nghiệp mà còn gây ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Mỹ. Những quan ngại về chiến tranh thương mại đã khiến đậu nành Mỹ - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ sang Trung Quốc, giảm xuống gần 15% trong những tháng vừa qua.
Ông Brent Bible - một nông dân đang canh tác 5.000 mẫu bắp và đậu nành ở Tây Indiana cho biết ông đã mất từ 8 đến 10% lợi nhuận hằng năm và nhiều nông dân Mỹ phải hoãn việc mua thêm máy kéo, cơ sở tích trữ hạt và các mặt hàng khác để tìm cách xoay sở.
Giới phân tích cũng cho rằng cuộc chiến thương mại mà chính quyền Tổng thống Donald Trump phát động không chỉ khiến chi phí gia tăng, đẩy gánh nặng lên vai người tiêu dùng Mỹ, mà còn khiến các mặt hàng xuất khẩu của nước này đứng trước nguy cơ bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay.
Lo ngại những hậu quả nhãn tiền trên, các nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa đã lên tiếng chỉ trích việc Tổng thống Donald Trump áp mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại chính. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell thậm chí còn tuyên bố: "Chúng tôi đã tranh luận rất quyết liệt rằng đây là con đường sai lầm đối với chúng ta".
Hầu hết các nhà lập pháp Mỹ cũng cho rằng Tổng thống Trump đã đi quá xa với việc hành động chống lại những đồng minh quan trọng của nước này khiến những ngành quan trọng của đất nước phải hứng chịu hậu quả.
Do đó, các nghị sĩ Mỹ mong muốn những biện pháp thuế quan này ‘nhanh chóng bị dỡ bỏ’ và được thay thế bằng một thỏa thuận mậu dịch mà hai bên đều đồng ý./.
Xem thêm:
>>>Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào
>>>Quan hệ thương mại Mỹ-Nhật: Thách thức đến từ bối cảnh mới (Phần 2)Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ thương mại Mỹ-Nhật: Thách thức đến từ bối cảnh mới (Phần 2)
07:00' - 08/07/2018
Đằng sau va chạm thương mại Mỹ-Nhật là ngành công nghiệp Nhật Bản đang nhanh chóng tìm kiếm bước đột phá mới xuất khẩu sang Mỹ, không ngừng thay đổi nội dung xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ thương mại Mỹ-Nhật: Thách thức đến từ bối cảnh mới (Phần 1)
05:30' - 08/07/2018
Ngành công nghiệp Nhật Bản từng trải qua nhiều va chạm thương mại với các nội dung khác nhau ở các thời điểm khác nhau, hơn nữa các tranh chấp này một khi xảy ra thì rất khó giải quyết.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc dõi theo cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung
20:39' - 07/07/2018
Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc cho biết chính phủ và giới công nghiệp Hàn Quốc đang dõi theo những ảnh hưởng từ cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung tới xuất khẩu của Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên lấy làm tiếc về kết quả cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ
20:22' - 07/07/2018
Triều Tiên cáo buộc chính quyền Mỹ đưa ra những đòi hỏi một phía về giải trừ hạt nhân của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục cải cách và mở cửa thị trường
15:51' - 07/07/2018
Ngày 7/7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc sẽ kiên trì con đường cải cách và mở cửa các thị trường, vốn đã giúp thúc đẩy tăng trưởng của nước này.
-
DN cần biết
Khuyến cáo doanh nghiệp không nên tiếp tay chuyển xuất xứ từ thép Trung Quốc sang Việt Nam
14:10' - 07/07/2018
Hiệp hội thép Việt Nam luôn khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam không nên tiếp tay cho việc chuyển xuất xứ từ thép Trung Quốc sang Việt Nam để xuất khẩu sang các nước khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.