Gỡ khó cho ngành dệt may những tháng cuối năm
Đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam triển khai tiêm vaccine thần tốc và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với COVID-19. Toàn ngành dệt may đã đạt được kết quả khả quan.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2022 ước đạt 26,55 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 7 tháng ước đạt 15,48 tỷ USD tăng 7,9%. Kim ngạch xuất siêu đạt 11,07 tỷ USD, tăng 31% so với 7 tháng 2021.
Tuy nhiên, ngành dệt may cũng dự báo, những tháng cuối năm 2022, toàn ngành sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Chính vì vậy, ngành dệt may Việt Nam hiện đang chung sức, đồng lòng tìm hướng giải quyết những khó khăn này để giữ vững mục tiêu xuất khẩu cho cả năm là 43,5 tỷ USD. Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết, hiện ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn. Đó là, ngành dệt may chịu tác động trực tiếp bởi những biến động khó đoán định trên thế giới.Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch và ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, kinh tế khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, châu Âu… làm cho sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may, giảm đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp dệt may từ nay đến cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng.Căng thẳng Nga – Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết ảnh hưởng đến một số thị trường của dệt may Việt Nam như tại Nga, Ukraine và các nước khác trong khu vực.
Thêm vào đó, doanh nghiệp dệt may phải chịu chi phí tăng tới 20-25% do giá nguyên, nhiên, phụ liệu từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhanh. Cụ thể, giá dầu thô, giá xăng trong nước và thế giới biến động ở mức cao; chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây… Từ đầu năm đến nay, đồng nội tệ của nhiều quốc gia trong khu vực mất giá khá lớn so với USD, ví dụ Nhân dân tệ mất giá 5,3%; Won Hàn Quốc 4,7%; Đài tệ 6%; Bath Thái 3,4% và Yên Nhật gần 16%, trong khi VND chỉ mất giá 1,8% gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, những thách thức đến từ các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu cũng tạo nhiều áp lực cho doanh nghiệp trong thời gian tới như vấn đề truy soát nguồn gốc bông và các sản phẩm làm từ bông Tân Cương khi “Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ” có hiệu lực từ ngày 21/06/2022 hay dự định thu phí carbon, yêu cầu về hàm lượng tái chế, tái sử dụng đối với hàng nhập khẩu tại thị trường châu Âu. Không những vậy, dệt may là ngành thâm dụng lao động và chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của COVID-19. Nhiều người lao động về quê đã không trở lại, việc tuyển lao động mới cũng gặp khó khăn và tăng chi phí đào tạo, năng suất của lao động mới tuyển thấp.Nhất là tình trạng nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, làm việc thời gian ngắn rồi xin nghỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đã gây mất ổn định lao động.
Đồng thời, sau thời gian dài tập trung chống dịch và duy trì sản xuất ở mức có thể, nhiều doanh nghiệp dệt may đã rất khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh, trong khi các gói hỗ trợ được Quốc hội thông qua 350.000 tỷ đồng chậm được triển khai, chính sách thuế, nhất là việc hoàn thuế của Nhà nước cho doanh nghiệp rất chậm, làm cho doanh nghiệp càng thêm khó khăn. Trước những khó khăn, thách thức này, ngành dệt may Việt Nam đã vừa nỗ lực tự chủ xử lý các tình huống trở ngại, nhưng toàn ngành cũng rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ để các điểm nghẽn, khó khăn của ngành được khai thông. Ông Trương Văn Cẩm cho biết thêm, hiện ngành dệt may Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung; có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đề nghị bỏ quy định nộp thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa dùng để sản xuất xuất khẩu. Bởi, khi xuất khẩu xong thì việc hoàn thuế quá lâu, có doanh nghiệp đọng vốn 140 tỷ đồng cả năm như May Việt Tiến, May Phương Đông 40 tỷ đồng. Tiền lãi vay ngân hàng trong thời gian chậm hoàn thuế, doanh nghiệp phải chịu. "Các doanh nghiệp ngành dệt may cũng mong muốn Chính phủ sớm triển khai thực hiện gói hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp và gói hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ viêc làm cho người lao động, nằm trong gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng; đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành dệt may sản xuất, cung ứng đơn hàng trong những tháng cuối năm 2022 và cả năm sau. VITAS cũng kiến nghị Chính phủ có định hướng, khuyến cáo rủi ro, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế thanh toán, vận chuyển hàng hóa, chứng từ… cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu vào các nước khu vực và chung quanh khu vực có xung đột Nga – Ukraine", ông Trương Văn Cẩm chia sẻ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may ứng phó với rủi ro biến động thị trường xuất khẩu
17:54' - 29/07/2022
Dệt may là một ngành chủ chốt của công nghiệp sản xuất tiêu dùng, góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho hầu hết ngành nghề và đời sống.
-
Doanh nghiệp
Truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu dệt may trước tình hình mới
16:27' - 28/07/2022
Doanh nghiệp dệt may đang chịu sức ép lớn về quy định truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu ở nhiều khâu trong chuỗi cung ứng ngành.
-
DN cần biết
Giải quyết thách thức về nguồn nhân lực ngành dệt may
13:27' - 28/07/2022
Ngày 28/7, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức hội thảo "Giải pháp chuyển đổi số cho thách thức về nguồn nhân lực ngành dệt may" tại Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo tại Việt Nam
19:53' - 18/05/2025
Theo tin từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tháng 9 năm nay, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Giao thương quốc tế ngành chế tạo (FCB ASEAN 2025).
-
DN cần biết
Tencent tăng cường đầu tư vào AI, quyết tâm “vươn ra biển lớn”
15:02' - 18/05/2025
Tập đoàn Internet khổng lồ Tencent của Trung Quốc đã cam kết tăng cường đầu tư toàn diện vào trí tuệ nhân tạo (AI) và tiếp tục mở rộng các khoản đầu tư ở nước ngoài.
-
DN cần biết
FDA giám sát chặt phụ gia thực phẩm
13:06' - 16/05/2025
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang lên kế hoạch mở rộng đánh giá phụ gia thực phẩm và nhắm vào các chất bảo quản và hóa chất được sử dụng làm chất tẩy trắng và chất điều chỉnh bột.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
20:00' - 15/05/2025
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp của Pháp sẵn sàng đón nhận cơ hội đầu tư kinh doanh mới tại Việt Nam
19:59' - 15/05/2025
Pháp và các đối tác quốc tế đánh giá rất cao những tiềm năng hiện nay của Việt Nam, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được cũng như những kế hoạch phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.