Gỡ khó khăn về dự án giao thông tại Bình Dương
Cùng dự hội nghị này, có ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Làm việc với Đoàn Công tác Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đã nêu những kiến nghị, vướng mắc đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm giải quyết. Cụ thể, về đầu tư, nâng cấp một số đoạn tuyến, nút giao của Vành đai 3 – Tp. Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Bình Dương; trong đó nút giao Tân Vạn là cửa ngõ của 3 tỉnh, thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai), lưu lượng phương tiện qua lại rất lớn, thường xuyên ùn tắc. Tuy nhiên, do bị khống chế về chi phí xây dựng nên chỉ đầu tư giai đoạn 1 đường cao tốc 4 làn xe và 2/5 nhánh cầu. Việc đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh nút giao gồm 8 làn xe, các nhánh rẽ và dải dừng đỗ khẩn cấp trong giai đoạn 1 là rất cấp bách và cần thiết.
Cùng với đó, UBND tỉnh Bình Dương cho rằng theo thiết kế phần đường được duyệt, giai đoạn 1 thiết kế 4 làn xe cao tốc hạn chế, chỉ bố trí 2 đoạn dừng đỗ khẩn cấp. Qua rà soát, Bình Dương kiến nghị đầu tư xây dựng kéo dài các dải dừng đỗ khẩn cấp (hai bên), với mặt cắt ngang thay đổi từ 19,75m lên thành 24,75m mới đảm bảo được 2 làn dừng khẩn cấp liên tục.
Về Cầu Bình Gởi thuộc đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh theo thiết kế được duyệt, giai đoạn 1 cầu Bình Gởi chỉ đầu tư phần cầu cao tốc 4 làn xe hạn chế, không đầu tư cầu song hành phục vụ dân sinh. Tuy nhiên, nhu cầu kết nối dân sinh giữa tỉnh Bình Dương với Tp. Hồ Chí Minh tại khu vực này là rất lớn. UBND tỉnh đã có công văn kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo cấp có thẩm quyền nghiên cứu phương án đầu tư hoàn chỉnh dự án Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Bình Dương với chi phí phát sinh dự kiến khoảng 2.465 tỷ đồng từ nguồn vốn kết dư của dự án Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh.
Riêng về đầu tư đoạn 15,3 km đường Mỹ Phước – Tân Vạn hiện hữu đi trùng đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương. Theo chủ trương đầu tư đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh được Quốc hội thông qua, đoạn 15,3 km đường Vành đai 3 (đi trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn) không đầu tư giai đoạn này do chi phí đầu tư quá cao, Chính phủ không sắp xếp được vốn. Tuy nhiên, đoạn đường này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông; đồng thời, dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dự kiến hoàn thành trong năm 2027, sẽ đưa lưu lượng xe rất lớn về đoạn 15,3 km này, nguy cơ ách tắc giao thông trên toàn tuyến.
Qua đó, tỉnh Bình Dương kiến nghị nhằm đảm bảo tính đồng bộ các dự án, tránh gây ách tắc giao thông, UBND tỉnh kiến nghị Trung ương đầu tư đoạn 15,3 km này từ nguồn đầu tư công theo quy mô giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh 64m và đầu tư 4 làn cao tốc trên cao hoàn chỉnh (bao gồm làn dừng khẩn cấp).
Về đầu tư đường Vành đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh, theo dự kiến đường Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bình Dương sẽ khởi công trong tháng 7/2024 từ nguồn thu đấu giá đất; tuy nhiên địa phương vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Tỉnh Bình Dương kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4 như đối với tuyến đường Vành đai 3; xem xét hỗ trợ địa phương từ 50% kính phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tương ứng với số tiền khoảng 5.000 tỷ đồng để thực hiện dự án.
Tỉnh Bình Dương cũng đề xuất quy hoạch, đầu tư ga liên vận quốc tế Sóng Thần là ga hàng hóa đầu mối lớn nhất phía Nam, kết nối với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ. Do vậy, việc nâng cao năng lực Ga An Bình, bao gồm Ga liên vận quốc tế Sóng Thần là hết sức cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ.
Bình Dương định hướng tăng quy mô quy hoạch ga An Bình từ 64,6 ha lên khoảng 200 ha (từ quỹ đất công do thu hồi đất hết thời hạn cho thuê của Khu công nghiệp Sóng Thần) và đã được cập nhật vào quy hoạch các tuyến, ga đường sắt kết nối trong khu vực; dự kiến quy hoạch đầy đủ các tính năng để kết nối vùng. Theo đó, tỉnh kiến nghị lãnh đạo Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành trung ương ủng hộ cho Bình Dương để tỉnh kịp thời cập nhật bổ sung vào Quy hoạch tỉnh và triển khai thực hiện dự án trong thời gian tới.
Mặt khác, trong quy hoạch, đầu tư Khu công nghiệp Khoa học công nghệ tại tỉnh và nhằm kết nối và tạo liên kết với vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, tỉnh dự kiến xây dựng khu Khoa học công nghệ thành 1 hệ sinh thái Khoa học công nghệ vùng có tổng diện tích 220 ha, chia làm 4 khu chức năng Supply Chain (74 ha), Công viên giáo dục và công nghệ Digital Park (48 ha), Công viên kinh doanh (50 ha) và Khu Công nghệ thông tin tập trung (50 ha). Khu công nghệ thông tin tập trung với định hướng ưu tiên thu hút các hoạt động thiết kế vi mạch bán dẫn, nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm công nghệ số mới, chú trọng AI…
Tại buổi làm việc, đại diện, các Bộ, ngành đã tập trung giải đáp những kiến nghị, vướng mắc cần tháo gỡ tại tỉnh Bình Dương theo đúng thầm quyền, nhất là các dự án giao thông trọng điểm như đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4 kết nối vùng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao Bình Dương là địa phương đi đầu trong chuyển đổi mô hình phát triển, hướng đến phát triển bền vững, đi đầu trong đóng góp nguồn thu cho quốc gia. Vai trò của Bình Dương được cả nước và cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng về phát triển kinh tế. Bình Dương cũng có chiến lược phát triển thông minh, lãnh đạo tỉnh luôn đổi mới, tìm tòi trong cách nghĩ, cách làm như Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis sau 5 lần tổ chức tại Bình Dương là một ví dụ điển hình; qua đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát tiển trong tình hình mới.
Về những đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Đoàn công tác của Chính phủ cùng các bộ, ngành đã ghi nhận và qua buổi làm việc này, đoàn công tác đã giải đáp và sẽ tổng hợp khó khăn ở khâu nào, dự án nào sẽ giải quyết từng vụ việc cụ thể trong thời gian sớm nhất.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, trên tinh thần các địa phương cứ tự chủ thống nhất trong phương án đầu tư. Cụ thể, như đường vành đai 4, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh muốn đầu tư trước là rất tốt, nhưng các địa phương phải ngồi lại thống nhất với nhau để đảm bảo đúng hướng tuyến và đúng với thiết kế theo chủ trương Chính phủ đã thống nhất. Còn về chính sách phát triển những dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng Đông Nam bộ thì Chính phủ luôn ủng hộ và có chính sách phù hợp; đồng thời sẵn sáng tháo gỡ những khó khăn mà các tỉnh đã và đang đề xuất, nhằm kịp thời gỡ vướng sớm triển khai đồng bộ các dự án đạt hiệu quả cao nhất.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương
20:42' - 12/04/2024
Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Tổ chức Horasis, Liên đoàn Kinh tế Công nghiệp Trung Quốc tổ chức.
-
Kinh tế & Xã hội
Giữ “lá phổi xanh” tại thủ phủ công nghiệp Bình Dương
16:43' - 10/04/2024
Theo ghi nhận, tình hình khô hạn và nắng nóng tại Đông Nam Bộ đang bước vào cao điểm. Mùa khô nóng tiếp tục kéo dài từ tháng 4 - tháng 6/2024, làm tăng nguy cơ cháy rừng ở mức cao tại Bình Dương.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương ứng phó nguy cơ gia tăng xâm nhập mặn
19:18' - 09/04/2024
Nhiều tháng nay, tác động của hiện tượng El Nino đã gây ra những thay đổi đáng kể trong thời tiết tại khu vực Nam Bộ, điển hình là việc nắng nóng kéo dài.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương hợp tác với Vương Quốc Anh thúc đẩy năng lượng xanh
18:29' - 09/04/2024
Chiều 9/4, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị về năng lượng xanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.