Gỡ vướng để phát triển các dự án điện khí LNG nhập khẩu
Với ưu điểm lượng phát thải thấp hơn 50% so với điện than và có thể đạt hơn 90% hệ số công suất khi cần thiết mà không gặp phải tình trạng gián đoạn và phụ thuộc vào thiên nhiên như điện gió hay mặt trời, nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đang được đánh giá là nguồn "điện sạch" có thể thay thế một phần điện than trong tiến trình hiện thực hóa các mục tiêu cắt giảm phát thải, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc phát triển các dự án điện LNG nhập khẩu tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn.
*Nhiều rào cản với đặc thù của dự án điện LNGLà dự án điện LNG nhập khẩu đầu tiên tại Việt Nam đang được triển khai, dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power)-đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư dù đã ký được hợp đồng EPC vào ngày 17/2/2022 nhưng những khó khăn trong triển khai vẫn đang ở phía trước.
Phó Tổng Giám đốc PV Power Nguyễn Mạnh Tưởng cho biết rào cản lớn nhất đối với PV Power cũng như các nhà đầu tư điện khí LNG nhập khẩu khác tại Việt Nam hiện nay chính là việc giải quyết các khó khăn về cơ chế do tính chất đặc thù của dự án điện khí LNG.Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có cơ chế hay quy định cụ thể cho việc phát triển điện khí LNG tại Việt Nam cũng như chưa có quy định hay tiêu chuẩn trong việc xây dựng kho cảng và nhập khẩu khí LNG bởi cho đến nay các dự án điện khí tại Việt Nam đều sử dụng nhiên liệu khí khai thác từ mỏ nội địa.
Với đặc thù sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu bằng tàu chuyên dụng và vận chuyển từ các nước như Mỹ, Nga, Australia hay Trung Đông nên việc phát triển dự án điện LNG nhập khẩu cần có cơ chế về sản lượng điện hợp đồng Qc (hợp đồng bao tiêu) phù hợp với khối lượng khí là cái điểm mấu chốt quan trọng nhất. Bên cạnh đó, việc ký kết các hợp đồng mua bán khí dài hạn và ấn định khối lượng khí hàng năm là yêu cầu tiên quyết để có được nguồn khí LNG giá hợp lý, đảm bảo cho dự án điện LNG nhập khẩu hoạt động ổn định và hiệu quả. Vì vậy, việc cam kết sản lượng điện và khí nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư của cả chuỗi dự án là rất quan trọng. Đây chính là cơ sở để các nhà đầu tư quyết định đầu tư, ông Tưởng chia sẻ. Ngoài ra, việc xây dựng nhà máy điện LNG cũng đòi hỏi phải gần vị trí kho cảng nhập LNG trong khi kho cảng nhập LNG thì lại yêu cầu phải xây dựng gần cảng nước sâu để phục vụ cho tàu LNG trọng tải lớn. Vì vậy, cùng với yêu cầu vị trí xây dựng có thể đấu nối vào lưới truyền tải thì yêu cầu liên quan đến kho cảng LNG cũng đang là thách thức với các nhà đầu tư hiện nay. Thực tế là các đặc thù này của dự án điện khí LNG nhập khẩu đang là những "khúc mắc" trong đàm phán hợp đồng mua bán điện PPA giữa chủ đầu tư với Công ty Mua bán điện (EVN EPTC), trong hợp đồng mua khí GSA, từ đó dẫn đến những khó khăn trong thu xếp tài chính triển khai dự án trong bối cảnh chính phủ đã ngừng cung cấp bảo lãnh, ông Tưởng cho biết. *Cần sự vào cuộc của cơ quan quản lý chuyên ngành nhà nướcVới công suất 1.500 MW, nhu cầu khí LNG của Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 khi đi vào vận hành lên tới 1 triệu tấn (tương đương 1,5 tỷ m3 khí) nên việc cam kết bao tiêu nhiên liệu LNG trong các hợp đồng cung cấp nhiên liệu là điều khoản bắt buộc theo thông lệ quốc tế.
Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và sự hoạt động ổn định của dự án, PV Power đã đề xuất nguyên tắc "cho phép chuyển ngang các quy định bao tiêu nhiên liệu của nhà máy điện trong hợp đồng cung cấp nhiên liệu ở mức tương đương 80 - 90% sản lượng điện thiết kế sang hợp đồng mua bán điện (PPA) của Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong 15 năm - là thời hạn trả nợ gốc của nhà máy". Tuy nhiên, bên mua điện là Công ty Mua bán điện (EVN EPTC) không chấp thuận đề xuất này của PV Power và cho rằng sẽ đàm phán sản lượng điện hợp đồng Qc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Qc dài hạn như kiến nghị của PV Power thì hai bên sẽ tiến hành điều chỉnh sản lượng điện hợp đồng Qc phù hợp. Tương tự như vậy, với vấn đề bao tiêu sản lượng điện, nhà đầu tư DOE của dự án LNG Bạc Liêu đã yêu cầu EVN EPTC không mua hoặc không tiếp nhận điện của nhà máy thì phải chấp nhận cam kết nghĩa vụ bao tiêu sản xuất điện hoặc trả một khoản tiền nhất định cho sản lượng điện nhất định theo thỏa thuận giữa hai bên.Nhà đầu tư này cũng muốn giá LNG và các chi phí liên quan trong hợp đồng mua bán điện PPA sẽ được áp dụng cơ chế chuyển giá nhiên liệu vào giá bán điện.
Theo các chuyên gia, các nhà máy điện khí LNG được chấp nhận chủ trương đầu tư dưới hình thức nhà máy điện độc lập (IPP) nên các nhà máy đều phải tham gia thị trường điện.Do vậy, hiện không có quy định bên mua điện phải bao tiêu sản lượng điện, trừ các nhà máy có ràng buộc về bao tiêu nhiên liệu và có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển ngang các quy định bao tiêu nhiên liệu của nhà máy trong hợp đồng cung cấp nhiên liệu sang hợp đồng mua bán điện PPA.
Theo chuyên gia tư vấn các dự án điện Nguyễn Bình, việc đàm phán PPA phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Công Thương. Theo đó, hồ sơ dự án đã được duyệt phải có trước khi đàm phán. Dựa trên chi phí đầu tư, dòng tiền vào ra, lợi nhuận nhất định, tỷ lệ chiết khấu… sẽ ra giá mua điện mà nhà đầu tư mong muốn bán. Trừ trường hợp cam kết giá bán suốt đời không vượt quá 7 cent/kWh sẽ khiến EVN EPTC ký ngay hợp đồng mua bán điện PPA, chứ còn giá khác thì đều phải mất thời gian tính toán. Thông tư 24/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 của Bộ Công Thương cũng quy định, mức sản lượng điện hợp đồng Qc thấp nhất là 60% còn cao hơn do đàm phán. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, với thực tế giá bán lẻ điện bình quân nhiều năm không được điều chỉnh dù giá nhiên liệu biến động mạnh như hiện nay, việc đàm phán hợp đồng mua bán điện PPA với các đề xuất của chủ đầu tư các dự án điện LNG nhập khẩu sẽ chưa thể có hồi kết nếu như không có sự vào cuộc của cơ quan quản lý chuyên ngành nhà nước. Về phía doanh nghiệp, đại diện PV Power cũng đề xuất chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành cơ chế chính sách phát triển điện khí LNG, trong đó các cái chính sách cần rõ ràng và ổn định, đồng thời cần cụ thể về chính sách, cam kết sản lượng và giá điện khí LNG nhằm đảm bảo cái tính hiệu quả của dự án để nhà đầu tư yên tâm đầu tư.Bên cạnh đó, việc sớm xây dựng và ban hành các cái tiêu chuẩn kỹ thuật quy phạm của Việt Nam trong xây dựng kho cảng và nhập khẩu khí LNG là thực sự cần thiết.
Ngoài ra, việc sớm xem xét giảm thuế nhập khẩu LNG và các cái thiết bị máy móc, xây dựng nhà máy điện khí LNG và giảm thuế thu nhập cho các cái doanh nghiệp đầu tư dự án điện LNG nhập khẩu là thực sự cần thiết để thúc đẩy các dự án điện sạch này.
Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII tại tờ trình 4778/TTr-BCT mới nhất vào ngày 11/8 vừa qua, Bộ Công Thương đặt mục tiêu công suất đặt nguồn nhiệt điện LNG đạt 23.900 MW trên tổng công suất nguồn điện hệ thống 120.995-148.358 MW vào năm 2030, trong đó đáng chú ý có tới 17.900 MW là kế thừa từ Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, được phê duyệt bổ sung trước khi lập Quy hoạch Điện VIII./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Xem xét kiến nghị về thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu
15:11' - 14/10/2021
UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp trực tuyến xem xét các kiến nghị, tháo gỡ khó khăn về thủ tục, chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu.
-
Chuyển động DN
Giải pháp nào đảm bảo hài hoà lợi ích cho nhà đầu tư nhiệt điện khí?
11:10' - 26/09/2021
Việc giảm huy động nguồn điện khí không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho doanh nghiệp nhiệt điện khí mà còn làm giảm nguồn thu ngân sách cũng như ảnh hưởng tới việc khai thác dầu khí.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
EU thông qua vụ sáp nhập hai hãng hàng không hàng đầu Hàn Quốc
08:54'
Hãng hàng không Korean Air Co. của Hàn Quốc ngày 28/11 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn thỏa thuận cho phép hãng này sáp nhập với đối thủ Asian Airlines Inc cũng của Hàn Quốc.
-
Doanh nghiệp
Bắc Giang phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải gần 490 tỷ đồng
08:18'
Dự án sau khi hoàn thành đáp ứng nhu cấp cung cấp điện cho các phụ tải tỉnh Bắc Giang nói chung và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng nói riêng.
-
Doanh nghiệp
SCG mở rộng sản xuất xi măng các bon thấp và công bố nhận diện mới cho STARMAX
15:24' - 28/11/2024
Tập đoàn chuyên về vật liệu xây dựng SCG của Thái Lan đã mở rộng sản xuất dòng xi măng các bon thấp (SCG Low Carbon) tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời công bố nhận diện thương hiệu mới của xi măng STARMAX.
-
Doanh nghiệp
Apple gần như dậm chân tại chỗ khi thị trường smartphone toàn cầu phục hồi
15:10' - 28/11/2024
Doanh số điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 sau hai năm sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, Apple Inc. lại gần như dậm chân tại chỗ.
-
Doanh nghiệp
Hyundai Motor ra mắt robot đeo hỗ trợ sức mạnh cơ bắp cho công nhân
14:34' - 28/11/2024
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor đã giới thiệu thiết bị robot đeo người, giúp tăng cường hiệu quả làm việc và giảm nguy cơ chấn thương xương khớp cho công nhân nhà máy.
-
Doanh nghiệp
Các nhà bán lẻ Mỹ "tung chiêu" thu hút khách mùa mua sắm cuối năm
14:32' - 28/11/2024
Các chuỗi bán lẻ lớn như Best Buy hay Nordstrom đang sẽ triển khai nhiều sản phẩm và trải nghiệm tương tác hấp dẫn để thu hút khách hàng dịp Black Friday.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam - Phần Lan thắt chặt hợp tác vì chuyển đổi xanh
13:34' - 28/11/2024
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Phần Lan, chiều 27/11, tại trụ sở Tập đoàn Wärtsilä ở thủ đô Helsinki đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp Phần Lan và Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn viễn thông Pháp ký thỏa thuận trải nghiệm sớm sản phẩm của OpenAI
08:55' - 28/11/2024
Tập đoàn viễn thông Orange (Pháp) vừa ký thỏa thuận hợp tác với Công ty OpenAI, theo đó Orange sẽ được quyền tiếp cận các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty này trước khi phát hành chính thức.
-
Doanh nghiệp
Microsoft đối mặt điều tra chống độc quyền quy mô lớn
08:33' - 28/11/2024
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) ngày 27/11 đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền quy mô lớn đối với Microsoft.