“Góc khuất” đằng sau Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia – Australia
Đầu tháng này tại Indonesia, Bộ trưởng Bộ Thương mại Australia Simon Birmingham và người đồng cấp Indonesia Enggartiasto Lukita đã hoàn tất tiến trình ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia - Australia.
Tuy nhiên, trong bài viết đăng tải trên trang The Conversation, Tiến sĩ Patricia Ranald thuộc trường Đại học Sydney (Australia) nhận định những chi phí cùng lợi ích của hiệp định không được đánh giá chính xác.Điểm lại những nội dung quan trọng mà hiệp định này đã được công bố trước đó, Tiến sĩ Ranald cho biết Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã công bố một bản tóm tắt các thông tin tốt về dự báo tăng trưởng xuất khẩu của lĩnh vực nông nghiệp và giáo dục Australia, cũng như các tuyên bố hỗ trợ của đại diện ngành xuất khẩu công nghiệp. Tuyên bố này chỉ ra rằng hơn 99% hàng hóa xuất khẩu của Australia sẽ được miễn thuế vào Indonesia hoặc được tính dựa trên các thỏa thuận ưu đãi kể từ năm 2020. Indonesia đảm bảo cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho các sản phẩm chủ lực của Australia, bao gồm thịt bò sống, thịt bò đông lạnh, thịt cừu, cỏ nuôi bò, thép cuộn, các mặt hàng trái cây như cam quýt, cà rốt và khoai tây. Ngược lại, Australia cũng sẽ ngay lập tức xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với một số sản phẩm nhập khẩu hiện còn bị đánh thuế của Indonesia.Tuy vậy, cần phải nhớ rằng mọi thỏa thuận đều có người thắng và kẻ thua. "Góc khuất" nằm trong nội dung chi tiết của văn bản và sẽ chỉ được phát hành sau khi hiệp định được ký kết.*Quyền lợi của người lao động và vấn đề môi trườngTheo Tiến sĩ Ranald, đầu tiên, những điều không được nhắc tới là gì? Không có chương nào của Hiệp định cam kết rằng hai chính phủ sẽ thực thi các quyền lao động cơ bản và tiêu chuẩn môi trường theo định nghĩa được quy định trong các hiệp định của Liên hợp quốc (LHQ), cũng như bao gồm các nội dung để ngăn chặn họ tìm kiếm lợi thế thương mại bằng cách giảm các quyền và tiêu chuẩn này.Nội dung về lao động và môi trường hiện ngày càng được đưa nhiều hơn vào các chương trong nhiều thỏa thuận thương mại lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với các quốc gia thành viên như Brunei, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam. Hiệp định Thương mại Tự do Australia - EU hiện đang đàm phán cũng đề cập tới những vấn đề này. Nó được xây dựng với mục đích ngăn chặn các cuộc đua “hạ đáy” quyền của người lao động và tiêu chuẩn môi trường để đáp ứng áp lực cạnh tranh do các thỏa thuận thương mại mang lại.Việc thiếu các nội dung này trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia cho thấy cả hai chính phủ đều không nghĩ rằng đây là vấn đề cần ưu tiên.*Tòa án ngoài phạm vi quốc giaHiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia bao gồm cả một nội dung gây tranh cãi, vốn đã từng được đưa vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương -tên gọi trước đây của CPTPP. Đó là điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước, trong Chương 14, phần B.Thỏa thuận trao quyền đặc biệt cho các tập đoàn nước ngoài, được phép bỏ qua các tòa án địa phương và kiện chính phủ đòi bồi thường lên tới hàng triệu USD tại các tòa án thuộc nước thứ ba nếu họ tin rằng có sự thay đổi trong luật hay chính sách, gây tổn hại cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.*Xuất khẩu lao động thời vụĐiều 12.9 của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia cam kết Australia sẽ cung cấp cho Indonesia thêm 4.000 thị thực làm việc thời vụ và tạo thêm nhiều hơn nữa các thương vụ đàm phán dành cho các nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng khác trong vòng ba năm tới.Không giống lực lượng lao động xuất khẩu dài hạn, vốn có quyền tương tự các lao động khác, lao động thời vụ và các nhà cung cấp dịch vụ việc làm theo hợp đồng ngắn hạn bị ràng buộc với một nhà tuyển dụng và có thể bị trục xuất nếu mất việc. Do đó, họ rất dễ bị lợi dụng khai thác và bóc lột.Dù vậy Tiến sĩ Ranald cho rằng vẫn còn rất xa để có thể khẳng định Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia sẽ có hiệu lực thực thi. Vì theo luật thực thi, sau khi ký kết, Hiệp định sẽ phải trình lên Quốc hội Australia và Indonesia xem xét, thông qua trước khi có chính thức hiệu lực.*Trở ngại từ bầu cửTại Australia, tiến trình tiếp theo sau khi ký kết thỏa thuận là Ủy ban Thường vụ về các Hiệp ước sẽ xem xét và trình Quốc hội. Nhưng cuộc bầu cử liên bang Australia dự kiến sẽ sớm được tổ chức vào tháng Năm tới sẽ khiến Ủy ban này bị giải tán và chỉ có thể tái thiết lập sau bầu cử do đảng chiến thắng chiếm đa số.Năm ngoái, Công đảng đã phải đối mặt với rất nhiều phản ứng dữ dội từ chính các thành viên trong đảng và các hiệp hội khi công khai ủng hộ luật thi hành CPTPP, mặc dù thực tế các luật này trái ngược hoàn toàn với chính sách của Công đảng.Điều đó dẫn đến việc Australia áp dụng một chính sách thậm chí còn mạnh mẽ hơn tại hội nghị quốc gia, cũng như ban hành một dự thảo luật áp dụng cho tất cả các hiệp định đã ký kết và sẽ hình thành trong tương lai.
Theo đó, các thỏa thuận và hiệp định thương mại tự do sẽ phải được đánh giá độc lập các tác động kinh tế, xã hội và môi trường đối với tương lai của đất nước trước khi chúng được phê chuẩn. Ngoài các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước và loại bỏ thử nghiệm thị trường lao động đối với các lao động thời vụ, các thỏa thuận bắt buộc phải có quyền cho người lao động và các yêu cầu môi trường, cũng như đòi hỏi phải đàm phán lại về những thỏa thuận chưa thực thi nếu Công đảng giành chiến thắng.Nếu Liên minh cầm quyền tiếp tục nắm đa số tại Hạ viện, nhưng không nắm quyền kiểm soát tại Thượng viện và Công đảng sẽ phải thực hiện chính sách của mình, thì lúc đó chính phủ Liên minh sẽ phải đối mặt với sự phản đối phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia từ chính Thượng viện.Nếu Công đảng chiến thắng, Đảng này sẽ phải đối mặt với áp lực thực thi các chính sách và tiến hành đánh giá độc lập, cũng như đàm phán lại các điều khoản trước khi phê chuẩn.Về phía Indonesia, đất nước cũng sẽ có cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng Tư tới, một trong những tác nhân gây cản trở cho hiệp định.Tháng 11 năm ngoài, nhiều lời chỉ trích hiệp định đã dẫn đến một vụ kiện của các nhóm xã hội dân sự, đưa đến phán quyết của Tòa án Hiến pháp Indonesia rằng Tổng thống nước này sẽ không thể phê chuẩn các hiệp định thương mại mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.Các đảng đối lập Indonesia đã tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận này. Tờ The Australian của Australia đã trích dẫn lời của ông Azam Azman Natawijana, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Thương mại Quốc hội, cho biết quá trình phê chuẩn tại Indonesia được dự đoán sẽ kéo dài./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Australia nới lỏng quy định cấp thị thực với một số nghề
11:34' - 11/03/2019
Ngày 11/3, Bộ trưởng Di trú Australia David Coleman đã công bố một số thay đổi liên quan Danh mục Nghề nghiệp khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Australia có dấu hiệu chững lại
13:45' - 06/03/2019
Các số liệu chính thức mới công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế Australia có dấu hiệu chững lại trong nửa cuối năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đề xuất dự luật kiểm soát nội dung mạng xã hội
06:30' - 06/03/2019
Theo bài viết đăng trên báo Jakarta Post, các cơ quan truyền thông Indonesia vừa đề xuất một dự luật thắt chặt kiểm soát đối với các nội dung tiêu cực phổ biến thông qua truyền thông xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Nhân tố Indonesia trong định hình chính sách của ASEAN
05:30' - 03/03/2019
Báo Jakarta Post số ra mới đây có đăng bài phân tích của tác giả John Lee nhận định về vai trò quốc gia nắm giữ "chìa khóa" của Indonesia trong bối cảnh ASEAN duy trì vị trí trung tâm ngoại giao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.