Góc nhìn khác về thỏa thuận thương mại tự do Mỹ-Hàn
Việc Mỹ đàm phán lại và ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Hàn Quốc vào tháng 9/2018 được đánh giá là một trong những bước tiến quan trọng đối với quan hệ giữa hai đồng minh lâu năm này.
Trước đó, Tổng thống Trump nhiều lần đe dọa rút Mỹ ra khỏi FTA Mỹ-Hàn, vốn có hiệu lực từ năm 2012. Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2016, ông Trump mô tả hiệp định ban đầu là "một thỏa thuận giết chết việc làm", cho rằng các điều khoản của thỏa thuận là nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Hàn Quốc ngày càng gia tăng.
Sau những nỗ lực điều chỉnh lại thỏa thuận theo hướng có lợi hơn cho Mỹ, ông Trump đã gọi FTA mới ký kết với Hàn Quốc là "một thỏa thuận hoàn toàn mới" hay "một cột mốc lịch sử trong thương mại".
Với FTA Mỹ-Hàn mới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, và dựa trên các số liệu thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2018 do Cục điều tra dân số Mỹ công bố mới đây, các chuyên gia đã có những đánh giá tổng quan hơn về thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và Hàn Quốc.
*Một hiệp định đầy chông gai…
Năm 2012, Mỹ và Hàn Quốc đã phê chuẩn FTA Mỹ- Hàn. Các vòng đàm phán được khởi động trước đó và thỏa thuận được ký kết vào năm 2007 dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush. Người ta ít chú ý đến hiệp định này cho đến năm 2010 khi Tổng thống Barack Obama quyết định khởi động lại tiến trình thông qua FTA Mỹ-Hàn, vì lý do chính trị hơn là kinh tế.
Ông Obama nói rằng thỏa thuận cần được đàm phán lại. Phía Seoul ban đầu không đồng ý với đề xuất này song cuối cùng quyết định đưa ra một số nhượng bộ, chủ yếu là trong điều khoản về nhập khẩu ô tô của Mỹ.
Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Hàn Quốc đã ở mức 27,6 tỷ USD, tăng hơn 10 tỷ USD so với năm 2012. Theo Tổng thống Donald Trump, đây là bằng chứng cho thấy FTA Mỹ-Hàn là hiệp định không công bằng với Mỹ, vì vậy ông yêu cầu đàm phán lại một lần nữa. Khác với chính quyền Obama, Tổng thống Trump đã sử dụng các “lá bài” khác để buộc Hàn Quốc ngồi vào bàn đối thoại.
Ngoài việc chỉ trích FTA Mỹ-Hàn là "một hiệp định tồi", ông Trump cũng đặt câu hỏi về chi phí của mối quan hệ liên minh quân sự giữa hai nước, cho dù Mỹ và Hàn Quốc đang hợp tác để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Sau các cuộc đàm phán, Washington và Seoul nhất trí về một số điều chỉnh liên quan đến thuế và hạn ngạch ô tô. Thỏa thuận mới cũng áp đặt hạn ngạch đối với thép Hàn Quốc xuất khẩu sang Mỹ.
Tháng trước, hãng tin tài chính Bloomberg tiết lộ, nhờ đã đàm phán FTA, Hàn Quốc sẽ được hưởng quy chế miễn trừ thuế ô tô nhập khẩu vào thj trường Mỹ kể cả khi Washington quyết định tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu này trong tương lai.
Bộ Thương mại Mỹ đã tiến hành điều tra, theo chỉ thị của Tổng thống Trump hồi tháng 5/2018, để tìm câu trả lời cho việc liệu hoạt động nhập khẩu ô tô Mỹ có “gây tổn hại” cho an ninh quốc gia hay không.
Kết luận này làm gia tăng khả năng Nhà Trắng áp mức thuế bổ sung đối với ô tô và linh kiện ôtô nhập khẩu, có thể lên đến 25%. Đây được xem là một rủi ro lớn đối với các hãng chế tạo ô tô nước ngoài. Trong khi đó, Mỹ là thị trường quan trọng của các hàng ô tô Hàn Quốc như Hyundai và Kia.
*… nhưng có lợi ích cho đôi bên?
Trong những năm đầu khi FTA cũ giữa Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu có hiệu lực từ năm 2012, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Hàn Quốc gia tăng nhanh chóng, trong khi xuất khẩu của Mỹ thì trì trệ. Trong giai đoạn 2011-2015, thâm hụt thương mại của Mỹ với Hàn Quốc tăng từ 13,2 tỷ USD lên 28,3 tỷ USD, với xuất khẩu của Mỹ sang Hàn Quốc sụt giảm trong hai năm đầu thực hiện FTA.
Nếu kết quả những năm đầu không được như mong đợi, bức tranh thương mại song phương đã cải thiện đều đặn kể từ năm 2016 và việc phân tích các số liệu gần đây cho thấy hiệp định này đã mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Hàn Quốc.
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Hàn Quốc đạt con số kỷ lục 57,5 tỷ USD, so với con số 45,2 tỷ USD ở thời điểm trước khi thực hiện FTA và tăng 16% so với mức kỷ lục trước đó ghi nhận vào năm 2017. So với thười điểm trước khi có FTA, xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Hàn Quốc ghi nhận xu hướng tăng, với riêng xuất khẩu dịch vụ của Mỹ tăng đến 27%.
Chính tăng trưởng trong xuất khẩu của Mỹ những năm gần đây đã giúp giảm thâm hụt thương mại của nước này với Hàn Quốc. Tổng thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Mỹ trong năm 2018 chỉ ở mức 13,8 tỷ USD, giảm 22,9% so với năm trước đó, ghi dấu năm giảm thứ 3 liên tiếp.
Tổng thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng 23% trong hai năm qua, trong khi thâm hụt thương mại của Mỹ với Hàn Quốc giảm 68% và hiện chiếm dưới 0,9% tổng thâm hụt thương mại của Mỹ. Xu hướng giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Hàn Quốc cũng tương phản với các đối tác thương mại lớn khác. Trung Quốc, Mexico, Đức, Ireland, Malaysia và Canada đều ghi nhận thậm hụt thương mại của Mỹ với các nền kinh tế này tăng ít nhất 7%.
Kể từ khi FTA Mỹ-Hàn có hiệu lực, các danh mục xuất khẩu chính của Mỹ sang Hàn Quốc như máy móc, hóa chất và thiết bị vận tải đều tăng hơn 1 tỷ USD. Xuất khẩu ô tô của Mỹ tăng từ 12.541 chiếc năm 2011 lên 53.274 chiếc trong năm 2018. Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù giá trị của một số mặt hàng xuất khẩu giảm sút do giá hàng hóa giảm, khối lượng xuất khẩu vẫn tăng.
Đáng chú ý, điểm sáng trong bức tranh thương mại Mỹ-Hàn là sự gia tăng xuất khẩu dầu thô từ Mỹ sang Hàn Quốc. “Xứ sở kim chi” hiện là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai của Mỹ, chỉ sau Canada. Kết quả này có được là nhờ cuộc cách mạng dầu khí đá phiến đã đưa Mỹ trở thành nhà xuất khẩu năng lượng và FAT Mỹ-Hàn giúp xóa bỏ thuế nhập khẩu xăng dầu của Hàn Quốc.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Yonhap trong chuyến thăm Seoul hồi tháng 5/2019, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue nhận định quan hệ thương mại của Mỹ với Hàn Quốc cân bằng hơn so với các nước châu Á khác. Ông Perdue cũng đánh giá tích cực về FTA Mỹ-Hàn, vốn đã được điểu chỉnh lại trong năm 2018, cũng như triển vọng xuất khẩu nông sản của Mỹ vào thị trường Hàn Quốc.
Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vào thị trường Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục 9,3 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm trước đó, theo số liệu của Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump sẽ có chuyến thăm Hàn Quốc 2 ngày
15:25' - 24/06/2019
Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 24/6 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến thăm 2 ngày tới quốc gia Đông Bắc Á này ngay sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản.
-
Hàng hoá
Ngành ô tô Hàn Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm
16:47' - 23/06/2019
Trái ngược với đà giảm 6,7% của doanh số bán ô tô trên toàn cầu trong 5 tháng đầu năm nay, KITA cho biết lượng ô tô Hàn Quốc xuất khẩu trong giai đoạn này tăng 2,7% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Thế "lưỡng nan” của Hàn Quốc trong các kịch bản căng thẳng địa chính trị
06:41' - 23/06/2019
Theo tờ Thời báo Hàn Quốc, bán đảo Triều Tiên vẫn chưa thoát khỏi cuộc Chiến tranh Lạnh và hai miền Triều Tiên lại có nguy cơ rơi vào một cuộc chiến mới - giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam
18:21' - 20/06/2019
Các công ty chứng khoán Hàn Quốc đang mở rộng đầu tư và ngày càng quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Hàn Quốc tái khẳng định nối lại đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa
11:12' - 20/06/2019
Đại diện đặc biệt của Mỹ về các vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun và người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon ngày 19/6 đã tái khẳng định sẵn sàng nối lại đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc nhất trí tiếp tục đàm phán FTA
21:46' - 19/06/2019
Hàn Quốc và Trung Quốc nhất trí tiếp tục đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) trong các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35'
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03'
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.